Tuy mỗi miền mỗi khác, nhưng tựu trung, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây, của nếp văn hóa dân tộc và của ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt.
Mâm ngũ quả là mâm bày năm loại quả với năm màu sắc khác nhau, tượng trưng cho quy luật đất trời theo ngũ hành Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng). Bên cạnh đó, “ngũ” còn tượng trưng với những ước nguyện của gia chủ về một cuộc sống sung túc, viên mãn: Phúc (may mắn), Quý (giàu có, sang trọng), Thọ (sống lâu), Khang (khỏe mạnh), Ninh (bình yên).
Từ Bắc vào Nam, các loại quả dùng để bày trên mâm ngũ quả đa dạng, với những biểu tượng về điều cầu ước của từng gia đình. Mâm ngũ quả truyền thống thường có những loại quả như: Chuối - tượng trưng cho gia đình sum vầy, quây quần, đầm ấm, bao bọc và chở che; phật thủ - bàn tay Phật che chở cho cả gia đình; bưởi - cầu ước sự an khang, thịnh vượng; thanh long - rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc; đu đủ - thịnh vượng, đủ đầy.
Ở mỗi vùng miền trong cả nước, người dân lại có phong tục chọn các loại quả và bài trí mâm khác nhau tuỳ thuộc vào khí hậu, sản vật và quan niệm từng vùng.
Những điều lưu ý trước khi bày mâm ngũ quả
Đối với chuối nên chọn nải còn tươi xanh tránh hiện tượng chuối chín sớm khi chưa hết tết.
Với các loại quả khác cần xem xét kĩ độ tươi ở cuống (chọn quả còn nguyên cuống lá), không có vết dập.
Không rửa quả để tránh quả bị hỏng, chỉ nên dùng khăn khô sạch để lau bụi bẩn.
Nhiều gia đình thường có thói quen bày hoa quả giả trên bàn thờ vì vừa tiết kiệm chi phí, vừa để được lâu. Tuy nhiên, việc bày đồ giả trên bàn thờ là điều cấm kỵ. Mặc dù giá có đắt hơn, nhưng hoa thật, quả thật thể hiện được sự chân thành, thành kính của con cháu.
Gợi ý cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đơn giản và đẹp: