Tới Hòa Bình, người ta được nghe câu “nhất Bi, nhì Vang, tam Thành, tứ Động”- đó là những vùng Mường hết sức nổi tiếng. Văn hóa Mường là nền văn hóa đậm đà gắn bó với thiên nhiên. Trong văn hóa Mường, ẩm thực rất nổi bật, với nhiều món ăn ngon tuy rằng chế biến không cầu kỳ. Điểm nổi bật trong một bữa ăn chính là việc sau khi ăn món luộc ở vòng ngoài thì người ta mới ăn đến món nướng ở vòng trong. Cuối cùng mới đến nội tạng. Đó là việc tuân theo quan niệm xưa phần lòng và tim, gan bao giờ cũng l
Chuẩn bị gạo nếp để đồ xôi
1. Trước, bà con thường bày bữa ăn trên một chiếc nia, với lá chuối tươi lót phía trên. Trong mâm cỗ bao giờ cũng có hai bát canh xương lợn nấu với bí xanh hoặc thân cây chuối và hai gói xôi. Những món ăn này đặt đối xứng như là bốn góc của hình vuông, theo quan niệm “trời tròn đất vuông”.
Tới nay, bà con người Mường vẫn giữ thói quen không xới cơm một lần vì theo họ cơm xới một lần để dành cho ma. Với món cá măng chua, cũng ít ai biết rằng bà con không rán cá trước, mà chỉ là đun cho cá ra nước, rồi đổ vài giọt rượu vào để khử tanh. Măng và gia vị cho vào saui, con cá không tanh mà lại rất ngọt. Cũng như các dân tộc khác, người Mường có cách chế biến ẩm thực của riêng mình, kể cả việc đơn giản là nấu cơm, đồ xôi thì bà con cũng có cách làm riêng. Điều đó tạo ra nét văn hóa ẩm thực độc đáo. Ngay như cơm nếp, cho dù nó giống với nhiều địa phương nhưng cơm nếp người Mường bao giờ cũng có hương vị riêng. Ngay như nước chấm cho món cá, người ta cũng pha chế rất cầu kỳ, kết hợp của nhiều loại nguyên liệu nhiều màu sắc như: màu vàng của gừng, màu đỏ của ớt, cà chua, màu trắng của mẻ, màu xanh của rau ngổ, rau răm... Món nước chấm này rất ngon khi ăn với lòng cá, nó là sự kết hợp theo nguyên tắc hài hòa âm dương, vì lòng cá vốn mang tính hàn (lạnh) dễ đau bụng nên lấy tính dương (nóng) của ớt, gừng để át tính hàn. Còn thì rau ngổ, rau răm có vị thơm nồng có thể khử mùi tanh.
Nhìn chung, ẩm thực của người Mường vừa mang tính nghi thức, lại vừa giản dị xuất phát từ chính cuộc sống, tuy nhiên nó đã được nâng lên mức độ nghệ thuật. Đó là nghệ thuật ẩm thực mang tính văn hóa cao.
Mâm cơm truyền thống của người Mường
2. “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới”- đó là câu nói đã đúc kết từ xa xưa của người Mường làm nên khái niệm “Văn hoá Mường”, trong dó có ẩm thực. Cho tới nay, bà con người Mường vẫn thích ăn thức ăn có vị chua: củ kiệu, quả cà muối chua với cá, rau cải muối dưa, đu đủ muối dưa tép, lá chau khao nấu cá đồng… Không một nhà người Mường nào lại thiếu hũ măng chua, để xào nấu với cá, thịt gà, vịt. Còn nước chua của hũ măng có thể dùng để kho thịt trâu, kho cá, chấm rau sống…
Cùng với vị chua, trong ẩm thực người Mường còn có vị đắng. Có thể kể đến măng đắng, rau đốm, lá kịa..., đây vừa là thức ăn vừa là thuốc chữa đau bụng. Bà con cũng thường sử dụng ruột và dạ dày con don vừa là vị thuốc chữa dạ dày vừa là món ăn quý hiếm.
Làm cỗ
Chưa hết, bà con còn rất thích ăn cay, quả ớt không thể thiếu trong bữa ăn của người Mường. Với món lòng cá, bao giờ người ta cũng băm lẫn với ớt. Với lòng gà, vịt, cũng có ớt băm vào. Tuy nhiên, điều khác biệt là người ta còn dùng ớt để chế biến thành những món ăn riêng chứ không chỉ làm gia vị xào nấu.
Trong hội hè, lễ hội, bao giờ trong Mường cũng có rượu cần. Cùng với rượu cần người Thái, rượu cần Tây Nguyên- rượu cần Mường đã trở thành thương hiệu. Nó kết hợp với các món ăn có vị chua, vị chát, cay tạo ra ấn tượng khó quên.
Trong ẩm thực người Mường không thể không nói tới việc đồ xôi và nướng cơm (cơm lam). Người ta cũng đồ cả gạo tẻ, nhưng gạo nếp mới là đặc biệt. Cơm nếp đồ mang ý nghĩa lớn để cảm ơn trời đất cho mùa màng bội thu. Bà con đồ cơm nếp bằng “cuốp” (loại cây thân mềm) hoặc cây bương, có thể tới 3 cân gạo một mẻ. Khi cơm chín, người ta đổ vào nia, quạt cho nguội, cơm vừa dẻo vừa khô, ăn rất ngon. Không chỉ đồ cơm nếp, bà con còn đồ cả ốc, rau trộn, măng đắng, thịt gà, lợn… Những món đó ăn cùng với sườn rang mắm tôm, nhộng ong rừng rang nước măng chua, thịt trâu xào tiêu rừng, thịt trâu nấu lá lồm rất ngon.
Lặc lày nhồi thịt
Đến bản Mường mà không thưởng thức món thịt dúi thì cũng là đáng tiếc. Dúi, cắt tiết vào chai rượu với mục đích tăng cường sức khỏe. Dúi làm lông, thui cho vàng đều, rồi mổ moi lòng gan.Thịt của nó băm ra thành các miếng nhỏ, bóp lẫn với rau chuối rừng cùng với gừng, sả, mẻ, mắm tôm, hạt tiêu, tỏi. Sau đó người ta cho vào một ống nứa tươi, vùi vào bếp than. Tương tự con dúi, bà con còn có món cá suối nướng tuyệt ngon. Cá với ẩm thực người Mường là không thể thiếu, bằng chứng là lễ tết, không thể thiếu món cá.
Cuối cùng, cũng có thể nói đến một loại rau của người Mường, đó là quả lặc lày (hay còn gọi là mướp rừng). Lặc lày ngon nhất khi luộc tái chấm với muối vừng. Khi chế biến, người ta để nguyên cả vỏ vì chính lớp vỏ tạo nên hương vị rất riêng. Còn nếu là lặc lày nhồi thít thì cũng ít món ăn bình dân nào sánh bằng.
Tới bản Thấu (huyện Yên Thủy, Hòa Bình) thật khó từ chối món cá hấp vô cùng thơm ngon của đồng bào Mường. Cá hấp chủ yếu là cá trắm, được mổ, rửa sạch, bộ ruột để riêng, rồi khía lưỡi dao trên thân cá để giúp ngấm gia vị. Sau đó ướp với nhiều loại gia vị như muối, tiêu, gừng giã nhỏ nhồi vào bụng cá rồi rưới nước tương và rắc gừng lên trên, hấp chừng 20-25 phút. Cá được chấm với nước mắm gừng có một vị rất độc đáo. |