Mượn chén quá đà...

Lê Linh 22/02/2016 11:11

Vụ việc hai người đàn ông gục chết trên bàn nhậu do uống quá nhiều rượu xảy ra vào trưa 19-2 tại nhà ông Nguyễn Văn Đ. (59 tuổi, ở xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) đã khiến những người lâu  nay vốn coi rượu như “bạn” được thêm một bài học về việc uống rượu quá đà. Theo đó, ông Đ. tổ chức nhậu mừng năm mới và mời bạn thân là ông D. đến lai rai. Người nhà ông Đ. cho biết, cả hai ông nhậu từ buổi sáng và đến khoảng 13h cùng ngày, khi người nhà đi làm về thì phát hiện sự việc. Lúc đầu

Mượn chén quá đà...

Uống rượu lợi ít, hại nhiều.

Theo phân tích của các nhà khoa học thì 100% lượng rượu uống vào đều sẽ hấp thu hết vào máu, lượng rượu này sẽ thải qua phổi và qua thận chỉ khoảng 5%, phần còn lại sau một thời gian tích lũy ở trong máu và các bộ phận cơ thể sẽ được gan chuyển hóa dần, sau cùng thành nước, khí carbonic (CO2). Rượu được hấp thu ngay từ ly đầu tiên khi vào đến bao tử và đi thẳng vào máu, chỉ khoảng 30 phút đến 1 giờ nồng độ rượu đã đạt đến đỉnh. Sau đó lượng rượu được hấp thu chậm dần vì phải đợi cơ thể chuyển hóa dần lượng rượu trong máu. Trong khi chờ đợi chuyển hóa, rượu theo máu đến gần hết các cơ quan với mức độ khác nhau, so với tỉ lệ nồng độ rượu trong máu là 100% thì rượu ở Não chứa 80%, ở Thận chứa 75%, ở các Cơ chứa 63%, riêng Gan chứa 62% vì lúc đó gan đang chuyển hóa rượu. Hệ thần kinh là tổ chức chịu đựng rất nặng nề và có biểu hiện sớm nhất.

Rượu không phải là thức ăn tuy nó có thể sinh ra năng lượng. Quá trình chuyển hóa rượu sinh ra nhiều độc chất nên thường làm người ta mỏi mệt sau khi uống nhiều rượu. Vì thế mà việc các ông chồng uống rượu say về đánh vợ, chửi con, đập phá đồ đạc trong gia đình là chuyện vẫn thường xảy ra tại các vùng quê.

Nhiều người cho rằng việc dùng bia rượu trong ngày Tết là phong tục của người Việt Nam từ cổ xưa. Thậm chí có người còn coi việc uống rượu như một nét văn hóa trong cuộc sống người Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nói là “rượu lễ, rượu nghĩa” thì đã hàm ý việc uống rượu phải có nghi thức, có phép tắc và uống rượu chỉ trong chừng mực. Uống rượu vui để lấy khí thế tiếp tục vươn lên hoặc uống rượu giải sầu để tan đi nỗi buồn nhân thế. Còn việc mượn chén quá đà, thì rượu không còn nằm trong ý nghĩa của lễ nghĩa nữa mà rượu đã trở thành chất độc tàn phá cơ thể, ý chí con người, làm suy sụp gia đình và có khi ảnh hưởng gia tộc, làng xóm.

Rượu biết sử dụng đúng liều lượng, thời điểm sẽ rất bổ, rượu cũng có thể giúp tăng niềm vui, giúp giải sầu… nhưng từ cái chết đột tử của hai con sâu rượu trên, thiết nghĩ những người uống rượu sẽ lấy đó làm bài học để biết uống rượu nên tùy hỷ cho vui. Để chuyện đau lòng xảy ra, vừa thiệt thân vừa mất thể diện.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Mượn chén quá đà...