Ông Đào Thế Sơn, Liên minh Quốc tế phòng chống bệnh lao phổi cho rằng, thuốc lá điện tử có tác hại không kém gì so với thuốc lá truyền thống, dù nó luôn được quảng cáo là để cai nghiện thuốc lá truyền thống. Về bản chất, đây cũng là các sản phẩm của các đơn vị sản xuất thuốc lá, với những chất kích thích và gây cảm giác.
Ngày 23/7, tại TP HCM, Bộ Y tế phối hợp cùng Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho các phóng viên cơ quan báo chí về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá kiểu mới.
Tại Hội thảo, bà Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại (Bộ Y tế) cho biết: Về bản chất, thuốc lá truyền thống (điếu) và các loại thuốc lá mới như thuốc điện tử, thuốc không nung cũng đều là thuốc lá, có chứa các chất kích thích và ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ con người. Tuy nhiên, các loại thuốc lá kiểu mới nguy hại hơn vì chúng được quảng cáo trôi nổi trên mạng, rằng đó là các loại thuốc không gây độc hại.
Đặc biệt, thuốc lá kiểu mới như shi-sha, cỏ, bóng cười… lại nhắm vào giới trẻ, tuổi từ 15 đến 25, là những người chưa có đầy đủ nhận thức về tác hại của thuốc lá kiểu mới này. Theo khảo sát của các tổ chức sức khoẻ thì nhiều người hút thuốc lá kiểu mới và hoàn toàn không biết đó là một kiểu thuốc lá.
Bà Hải cho rằng nếu không có biện pháp ngăn chặn và hạn chế, sự bùng phát thuốc lá kiểu mới trong giới trẻ sẽ diễn ra. Như ở Mỹ khoảng những năm đầu thập kỷ 2000, tỷ lệ giới trẻ (trên 15 tuổi) sử dụng thuốc lá kiểu mới chỉ khoảng 1,5 % thì hiện nay, tỷ lệ này đã là 30%.
Chính việc thả nổi thuốc lá kiểu mới khiến cho một bộ phận lớn giới trẻ các nước phát triển coi thuốc lá kiểu mới là điều bình thường, không ý thức được tác hại cũng như khả năng lặp lại để sử dụng các sản phẩm này. Vì vậy, để tránh đi vào “vết xe đổ” này, Việt Nam nếu không có các biện pháp mạnh mẽ và kịp thời thì chỉ ít năm nữa, một bộ phận lớn giới trẻ sẽ thường xuyên việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá kiểu mới.
Ông Đào Thế Sơn, Liên minh Quốc tế phòng chống bệnh lao phổi cho rằng, thuốc lá điện tử có tác hại không kém gì so với thuốc lá truyền thống, dù nó luôn được quảng cáo là để cai nghiện thuốc lá truyền thống. Về bản chất, đây cũng là các sản phẩm của các đơn vị sản xuất thuốc lá, với những chất kích thích và gây cảm giác.
Dẫn chứng sâu hơn, ông Sơn nêu lại khoảng mấy chục năm trước, khi mới ra đời thuốc lá đầu lọc (thay thế thuốc không đầu lọc) hiện cũng được quảng cáo lá không nguy hại, có khả năng cai thuốc lá hay lọc các chất gây nghiện. Tuy nhiên sau mấy chục năm thực tế thì thuốc đầu lọc không khác gì thuốc lá phiên bản trước.
Và hiện nay, thuốc lá điện tử, thuốc lá kiểu mới cũng được quảng cáo như vậy với mục đích thay thế thuốc lá kiểu cũ chứ không hoàn toàn vì sức khoẻ người tiêu dùng.
Đặc biệt nguy hại hơn, thuốc lá kiểu mới hiện nay lại nhắm đến đối tượng là người trẻ, với các phiên bản, tên gọi, hình thức khác nhau cùng “chiêu thức” quảng bá đây là sản phẩm “sành điệu, chỉ dành cho giới trẻ”.
Đánh giá về công tác phòng chống thuốc là điện tử, thuốc lá kiểu mới, theo bà Trần Thị Nhị Thuỷ-Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ TT&TT), hiện nay vai trò của công tác tuyên truyền, cảnh báo là hết sức quan trọng. Do lợi nhuận khổng lồ, các doanh nghiệp cung cấp thuốc lá thường có nhiều chiêu bài quảng bá, giới thiệu, định hướng hay thậm chí gây tranh cãi thông tin về các sản phẩm thuốc lá kiểu mới để thu hút người tiêu dùng.
Vì vậy, việc phản biện, tìm hiểu chính xác thuốc hại của thuốc lá kiểu mới, nhưng ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ là điều cần thiết để cánh báo cộng đồng trước khi quá muộn.