Mặt trận

Nghệ An: Xây dựng hình ảnh “Người cán bộ Mặt trận trong kỷ nguyên số”

Nguyễn Chung - Bắc Vũ 31/07/2024 11:41

Tại phiên khai mạc sáng 31/7, Đại hội đại biểu khóa XV, nhiệm kỳ 2024 - 2029, Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An xác định, chuyển đổi số là giải pháp “đột phá” để tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao toàn diện chất lượng hoạt động theo hướng hiệu quả, thiết thực.

Nhằm hình thành rõ nét kênh thông tin “hai chiều” trong công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, tiếp thu, lắng nghe, phản hồi ý kiến, kiến nghị của các tầng lớp Nhân dân; tập trung xây dựng khu dân cư “Tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc” gắn với Tổ công nghệ số cộng đồng do chính quyền xây dựng; tổ chức Mặt trận tỉnh Nghệ An xác định, trong nhiệm kỳ 2024 - 2029, chuyển đổi số là khâu đột phá nội dung, phương thức hoạt động.

1.jpg
Đoàn Chủ tịch đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2024-2029. Ảnh: Điền Bắc

Đồng thời, chuyển đổi số nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đẩy mạnh các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; phát huy dân chủ, thực hiện giám sát và phản biện xã hội, phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số kỳ vọng sẽ góp phần để đến năm 2030, Nghệ An trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và xứ Nghệ.

Cũng tại đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029, MTTQ tỉnh Nghệ An đề ra các chỉ tiêu cụ thể như: 100% các chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi của người dân được tuyên truyền đầy đủ, kịp thời; 100% cán bộ Mặt trận chuyên trách các cấp và trên 90% Trưởng Ban công tác Mặt trận kết nối, tương tác với Trang thông tin Zalo OA chuyển đổi số, facebook, fanpage MTTQ các cấp.

e.jpeg
Đại hội phấn đấu đến hết năm 2025, hoàn thành mục tiêu Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Ảnh: Điền Bắc

Hàng năm, cấp tỉnh tổ chức được ít nhất 03 cuộc giám sát và ít nhất 04 cuộc phản biện xã hội; cấp huyện tổ chức được ít nhất 02 cuộc giám sát và ít nhất 02 cuộc phản biện xã hội; cấp xã tổ chức được ít nhất 01 cuộc giám sát và ít nhất 01 cuộc phản biện xã hội; 100% ý kiến nghị của cử tri được tổng hợp kịp thời và kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Phấn đấu ít nhất 80% các công trình, dự án trên địa bàn được Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát theo đúng quy định của pháp luật; hàng năm, phấn đấu 100% khu dân cư tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”; mỗi khu dân cư có ít nhất 01 công trình, phần việc tiêu biểu, cụ thể góp phần xây dựng, phục vụ cộng đồng; phấn đấu đến hết năm 2025, hoàn thành mục tiêu Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

6.jpeg
Đại hội đặt mục tiêu, trong nhiệm kỳ 2024-2029, 100% hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sự cố được thăm hỏi, hỗ trợ. Ảnh: ĐB.

Hàng năm, 100% hộ nghèo được hỗ trợ, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán; 100% hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sự cố được thăm hỏi, hỗ trợ; phấn đấu ít nhất xây dựng 03 đề án, đề tài hoặc nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh và mỗi địa phương ít nhất 01 sáng kiến cấp huyện được triển khai và áp dụng vào thực tiễn; phấn đấu 100% khu dân cư triển khai việc xây dựng các tổ, nhóm tự quản cộng đồng.

Phấn đấu 100% Ủy ban MTTQ các cấp thực hiện báo cáo định kỳ trên hệ thống phần mềm của tỉnh; 100% các cuộc họp của Ủy ban MTTQ tỉnh, trên 90% các cuộc họp của Ủy ban MTTQ cấp huyện và trên 80% cuộc họp của Ủy ban MTTQ cấp xã không sử dụng tài liệu giấy; 100% Ủy ban MTTQ các cấp ứng dụng phần mềm cơ sở dữ liệu dùng chung do MTTQ tỉnh xây dựng và triển khai.

3z4a5707-e54acbcada07b11b9f41b4bb4da8a4df.jpg
Đại hội MTTQ tỉnh Nghệ An đã đề ra 15 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ 2024 - 2029. Ảnh: Điền Bắc

Tiếp đó, phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách làm công tác Mặt trận các cấp sử dụng thành thạo các phần mềm do tỉnh triển khai; 100% các văn bản đi được thực hiện bằng chữ ký số và gửi đi trên hệ thống quản lý văn bản (I-office); Trong cả nhiệm kỳ, 100% cán bộ chuyên trách của MTTQ các cấp và Trưởng Ban công tác Mặt trận được tập huấn, bồi dưỡng ít nhất 03 lần trở lên; hàng năm, Ủy ban MTTQ tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó ít nhất 1 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Nói về những chỉ tiêu mà đại hội MTTQ tỉnh đề ra cho 5 năm tiếp theo, trao đổi với PV Đại Đoàn Kết tại đại hội, ông Hồ Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Nghi Lộc cho rằng, việc đại hội đã đề ra 15 chỉ tiêu trọng điểm là hết sức quan trọng.

"Để hoàn thành các chỉ tiêu này, những người làm công tác Mặt trận cần tập trung triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp trong cả nhiệm kỳ", ông Nam nhận định.

Ông Hồ Nam khẳng định: Đối với MTTQ huyện Nghi Lộc sẽ đẩy nhanh một số chỉ tiêu đại hội đề ra như: Hoàn thành xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, chỉ tiêu giám sát phản biện và giám sát đầu tư cộng đồng, chỉ tiêu về 100% khu dân cư có tổ tự quản.

8(1).jpg
Ông Hồ Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Nghi Lộc trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết bên lề đại hội. Ảnh: TD

Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Thắng, Ủy viên Ủy ban MTTQ tỉnh, Chủ tịch Hội làm vườn tỉnh Nghệ An cho rằng, những chỉ tiêu mà đại hội đề ra cơ bản sát với nhiệm vụ tình hình thực tế, đã bám sát các nội dung trong nhiệm kỳ qua.

"Để thực hiện hoàn thành mục tiêu đề ra, Mặt trận tỉnh Nghệ An cần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong công tác quản lý và thực hiện, để có những thông tin kịp thời đến với cơ sở. Đồng thời, MTTQ tỉnh đón nhận những kết quả từ cơ sở một cách nhanh nhất và cần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện, đó là nền tảng cốt lõi để thực hiện tốt các nhiệm vụ", ông Thắng phân tích.

Theo Tin viết
Tin viết
Copy Link
Tin viết
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nghệ An: Xây dựng hình ảnh “Người cán bộ Mặt trận trong kỷ nguyên số”