Ông Lê Tiến Đạt – Trưởng phòng NNPTNT huyện Như Xuân cho biết: Hiện toàn huyện có 2.579 ha trồng cây cao su, diện tích lớn nhất tỉnh. Từ đầu năm đến nay, sản lượng mủ cao su tại huyện đã thu hoạch đạt trên 500 tấn. Ảnh: Đình Minh. Với giá bán trung bình khoảng 20.000 đồng/kg mủ, mỗi ha cao su khai thác tích cực sẽ cho doanh thu trên 70 triệu đồng/năm. Ảnh: Đình Minh. Tại cánh rừng cao su thuộc Nông trường Bãi Trành (huyện Như Xuân), ông Lê Văn Tý (65 tuổi, trú thôn 4, xã Bãi Trành) đang tất bật lấy mủ cao su trên diện tích 1ha của gia đình. Ảnh: Đình Minh. Theo ông Tý, vài tháng trở lại đây, mủ cao su được giá, giao động từ 18.000 - 22.000 đồng/kg đối với mủ cao su tươi, cao hơn 8.000 – 10.000 đồng/kg so với cùng kì năm ngoái. Ảnh: Đình Minh. Trong hình là mủ cao su tươi được người dân thu hoạch. Ảnh: Đình Minh. Ông Phan Cảnh Hưng – Phó Giám đốc Nông trường Bãi Trành (thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa) cho biết: Nông trường có 1.017 ha cao su đại điền, 174 ha cao su tiểu điền. Hiện, mức giá mà nông trường đang thu mua mủ cao su nước là 18.000 – 19.000 đồng/kg. Ảnh: Đình Minh. Ông Lê Tiến Đạt – Trưởng phòng NNPTNT huyện Như Xuân cho biết: Huyện tiếp tục chỉ đạo các hộ trồng cao su chăm sóc, khai thác đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả lâu dài của cây công nghiệp này. Ảnh: Đình Minh. Theo người dân trồng cao su, loại cây này thường ưa khí hậu mát mẻ, cho thu hoạch mủ từ tháng 5 - 10. Tại Thanh Hóa, cao su hiện còn trồng trên diện tích gần 6.000 ha, phân bổ chính tại các huyện miền núi như Ngọc Lặc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Như Xuân... Thời điểm này tại Thanh Hóa thường xuyên có mưa rào và dông, vì vậy, người trồng cao thu phải kiểm tra, theo dõi, tránh để mủ cao su bị úng nước khi mưa xuống. Ảnh: Đình Minh.