Tinh hoa Việt

Người trẻ sống cần có đam mê

Việt Quỳnh (thực hiện) 01/08/2024 09:40

Chấp nhận và đón nhận, thay đổi cách nhìn sự việc theo những hướng khác nhau, và coi như khởi duyên mới là cách họa sĩ Vũ Đình Lương rèn luyện ý chí để tiếp tục con đường nghệ thuật.

PV: Để theo đuổi đam mê của mình, sẽ là những khó khăn… Tuy nhiên, điều gì đã giúp anh vượt qua những vướng mắc để tiếp tục theo đuổi con đường nghệ thuật?

hs-vu-dinh-luong-3(1).jpg

Họa sĩ VŨ ĐÌNH LƯƠNG: Khó khăn đến với hội họa thì cũng nhiều, cái khó bắt đầu từ chuyên môn, chuyên ngành mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật hội họa căn bản nhiều cái giống nhau nhưng nhiều cái cốt lõi chuyên môn lại khác nhau cần có kiến thức. Việc đó đã được giải quyết bằng cách học bổ túc thêm. Về tài chính bằng việc đi làm có thu nhập và bán tác phẩm để làm triển lãm.

Làm thế nào để anh cân bằng tâm trí, với n

Cuộc sống luôn chứa đựng những khó khăn, thách thức, thế nhưng, một bộ phận người trẻ đang tỏ ra yếu đuối về ý chí và nghị lực sống. Chính vì thế, việc rèn luyện sức mạnh tinh thần, trước hết, đưa các bạn trẻ vượt qua được những áp lực trước mắt, dần có sức mạnh để đạt được những mục tiêu xác định, góp phần phát triển bản thân cũng như xã hội, đang là việc cấp bách cần làm.

hiều trách nhiệm cùng một lúc?

- Việc cân bằng được nhiều trách nhiệm phải theo cách giờ nào việc đấy, bố trí thời gian cho sáng tác sau khi đi làm. Trong khi đi công tác hay ra ngoại tỉnh tôi luôn quan sát và đi khám phá tìm tư liệu. Nhiều khi trên con đường đi làm hàng ngày bỗng một hôm hàng cây thay lá cũng có tác phẩm rồi.

Tôi có mấy việc, đi làm, sáng tác, nấu cơm cho vợ con, dạy con học… Ưu tiên cao cho đi làm và sáng tác, những việc khác hôm nay không làm thì mai làm cũng được.

Và tinh thần ấy, anh đã mang vào trong mỗi bức tranh ra sao? Từ những bức tranh thiền, bức tranh Phật giáo, đến những bức tranh mang vẻ đẹp của thôn quê…?

- Với đề tài Phật giáo, tôi cũng mới vẽ khoảng 3 năm, trước đó thì tôi cũng chỉ vẽ phong cảnh chùa thôi. Đầu năm 2021 tôi trải qua một biến cố tai nạn, lúc đó là ngày 30 Tết, do bất cẩn tôi ngã gãy xương ở vị trí khá nghiêm trọng. Ca mổ cấp cứu diễn ra suốt đêm qua Giao thừa, sau đó tôi phải vật lộn với đau đớn vô cùng lúc đó tôi mới biết được cái đau tận cùng xương tuỷ.

Sau ca mổ đó, tôi có cảm giác đầu mình bị xóa đi nhiều ký ức và đầu óc nó lạ lắm trống rỗng và nhẹ lắm, không rõ do dư lượng lớn thuốc mê và giảm đau nhiều hay con người tôi có thay đổi. Tôi phải nghỉ làm rất nhiều tháng dưỡng thương và phục hồi chức năng. Lúc đầu tôi nằm chỉ nằm đọc sách và xem phim. Cuối năm thì tôi phục hồi được một phần nhưng vẫn rất đau đớn khi trở trời. Tôi đã bắt đầu sáng tác sơn mài đề tài Phật giáo các bức “Đường thiền”, “Cõi thiền”, các bức này đã được sưu tập có bức thì mang ra nước ngoài.

Một điều kỳ lạ khi tôi làm những bức này rất thuận lợi và trước đây tôi chưa từng vẽ một nét nào về đề tài này. Tôi lúc này hết sức tập trung vẽ và mài ra là xong không cần sửa nét nào, khi vẽ dường như tôi quên cái đau đớn đang hành hạ tôi lúc đó. Hai năm sau tôi lại trải qua một lần phẫu thuật nữa có đỡ hơn nhưng cũng không thành công và tôi phải chấp nhận. Sau đó tôi làm triển lãm lần 2, trong thời gian này tôi bắt được mấy tứ để cho ra tiếp bức “Phật diện” và “Hoa nơi cửa thiền”, “Tĩnh sinh tuệ”, “Hoa mộc miên nơi cửa thiền”… trong năm sau.

Tôi rất thích những bức tranh mới vẽ. Hãy yêu chính tác phẩm của mình trước khi người khác yêu. Giai đoạn tôi khó khăn nhất tôi lại vẽ được những bức Phật và thiền đẹp. Cái buồn đó đã lọc bớt tạp niệm để tôi vẽ được chăng? Tôi còn đang tự kiểm nghiệm thêm. Vẽ về quê, tôi vẽ một cách hồn hậu và dạt dào khi có đủ cảm xúc. Là vẽ một mạch có thể vài ba tiếng, vài ba ngày, vài ba tháng là xong tuỳ theo tác phẩm và chất liệu trong cùng mạch cảm xúc đó.

Ngược lại với việc rèn luyện ý chí qua khó khăn, giới trẻ ngày càng yếu đuối về nghị lực sống, số lượng bạn trẻ bị trầm cảm cũng tăng lên, anh suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?

- Việc một số người trẻ trầm cảm có thể dẫn tới tự vẫn là việc rất nguy hiểm và nhiều hệ luỵ cho gia đình và xã hội. Do có nhiều điều tác động vào họ, xã hội phân hóa, cơ hội không có, sống bế tắc rồi dẫn đến việc kia. Đằng nào cũng phải sống, cố gắng sống vui vẻ nhất có thể, tự giải tỏa, buồn quá thì xem phim “Phải sống” của Trương Nghệ Mưu. Người trẻ cố gắng có thêm đam mê. Đam mê đó làm ra tiền thì tốt, không làm ra tiền cũng tốt, làm sao để chính mình bận rộn một chút, ngoài công việc còn đam mê. Mà tôi nhận thấy đam mê nào cũng đáng trân trọng, đam mê nào rồi cũng ra tiền cả chỉ nhiều hay ít mà thôi, đôi khi cũng rất vui.

Với anh, việc rèn luyện ý chí quan trọng với hành trình nghệ thuật của anh nói riêng, cuộc đời anh nói chung thế nào?

- Với tôi là rất quan trọng, dám làm và cố gắng làm việc khó trong lĩnh vực mình theo đuổi, chấp nhận và có tính đến việc đánh đổi. Trong cuộc sống có người động viên mình bước lên, có người không động viên gì cả, lại có người động viên ngược. Mình phải tìm ra và đi theo cách của mình với một hành trình cùng niềm tin tươi sáng.

Xin cảm ơn anh!

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Người trẻ sống cần có đam mê