Theo các nhà thiên văn học, mặt trăng sẽ tròn vào ngày 26 tháng 5. Điều này sẽ trùng với siêu trăng lớn nhất trong năm nay và cũng là nguyệt thực toàn phần đầu tiên kể từ tháng 1 năm 2019.
Mặc dù mỗi nhà khoa học có định nghĩa khác nhau nhưng siêu trăng được cho là xảy ra khi điểm trên quỹ đạo của nó có khoảng cách gần nhất so với Trái đất.
Trong tuần này, tâm của mặt trăng sẽ cách tâm Trái đất chính xác là 357.462km. Khoảng cách này gần hơn khoảng 48.000 km so với trăng tròn xa nhất trong năm, dự kiến xảy ra vào tháng 12 năm 2021.
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần chỉ có thể diễn ra khi mặt trăng tròn vì chúng yêu cầu Trái đất phải nằm ngay giữa Mặt trời và Mặt trăng. Khi mặt trăng rơi hoàn toàn vào bóng của Trái đất, nó sẽ chuyển sang màu đỏ tối hay chúng ta vẫn thường gọi là “Mặt trăng máu”. Điều này tạo nên một cảnh tượng siêu nhiên hiếm có.
Tuy vậy, sự kiện sẽ chỉ được quan sát rõ nhất từ các bờ biển phía tây của Châu Mỹ, bờ biển phía đông của Châu Á và các vùng lãnh thổ thuộc Thái Bình Dương. Người dân ở từ châu Phi và châu Âu cũng không thể nhìn thấy nguyệt thực mặc cho siêu trăng toàn phần rất dễ dàng quan sát.