Nhìn lại 2021 – Phần 2: Một thế giới mưu cầu hòa bình và hạnh phúc

Mai Nguyễn (theo AP) 08/12/2021 09:42

Một thế giới hiện lên đầy đau thương qua những bức hình biết nói, một thời đại tương đối hòa bình so với lịch sử đầy biến động, nhưng điều đó không có nghĩa là trong thế giới ngày nay không có xung đột và đau khổ.

Người nông dân trong cuộc biểu tình máy kéo để phản đối luật nông nghiệp mới ở Ghaziabad, ngoại ô New Delhi, Ấn Độ vào ngày 7/1/2021. Ảnh: AP.

Vẫn còn đó những xung đột

Theo Dự án Dữ liệu Sự kiện và Vị trí Xung đột Vũ trang (Armed Conflict Location and Event Data - ACLED), chỉ riêng trong quý 2 năm 2021, trên toàn thế giới, bạo lực đối với dân thường đã cướp đi sinh mạng của hơn 5.000 người; số người chết liên quan đến các trận chiến lên tới hơn 18.000 người; chất nổ/bạo lực từ xa làm hơn 4.000 người chết; các cuộc bạo loạn khiến hơn 600 người thiệt mạng.

Những nguyên nhân phổ biến nhất của xung đột hiện nay là: căng thẳng khu vực; sự phá vỡ pháp quyền; tình trạng vô chính phủ; thu lợi bất chính về kinh tế; sự khan hiếm tài nguyên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu. Chiến tranh và xung đột trong thế kỷ 21 vẫn còn hiện hữu và ảnh hưởng đến hàng triệu người dân trên toàn cầu.

Các chiến binh Yemen dưới sự hậu thuẫn của liên quân do Arab Saudi dẫn đầu rời chiến tuyến Marib, Yemen, vào ngày 19/6/2021. Ảnh: AP.
Người biểu tình tấn công hàng rào bảo vệ Cung điện Quốc gia Mexico City trong cuộc tuần hành kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ và phản đối bạo lực giới, vào ngày 8/3/2021. Ảnh: AP.
Người di cư Honduras đụng độ với binh lính Guatemala ở Vado Hondo, Guatemala, vào ngày 17/1/2021. Ảnh: AP.
Một vụ nổ từ một cuộc không kích của Israel vào một tòa nhà ở thành phố Gaza ngày 13/5/2021. Trận chiến xảy ra khi Hamas và Israel trao đổi thêm tên lửa cùng các cuộc không kích và bạo lực Do Thái - Ả Rập bùng phát khắp Israel vào cuối tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo. Ảnh: AP.
Sự nổi dậy của các tay súng Taliban đã khuấy đảo không chỉ Afghanistan mà còn là cả thế giới trước vấn nạn khủng bố vào tháng 8/2021. Ảnh: AP
Những người biểu tình chống chính phủ tức giận vì đề xuất tăng thuế đối với dịch vụ công, nhiên liệu, tiền lương và lương hưu ở thị trấn Madrid, ngoại ô Bogota, Colombia vào ngày 28/5/2021. Ảnh: AP.
Những người đàn ông bế một đứa trẻ đã thiệt mạng được kéo từ đống đổ nát của một tòa nhà dân cư bị phá hủy ở thành phố Gaza sau cuộc không kích của Israel vào ngày 16/5/2021. Ảnh: AP.

Còn rất nhiều số phận ‘lênh đênh’

Bên cạnh đại dịch Covid-19, năm 2021 cũng đã cho thế giới chứng kiến vô số những đại dịch khác như “đại dịch đói”, “đại dịch di cư”,... Theo một báo cáo được cung cấp bởi Liên hợp quốc và WFP, ít nhất 265 triệu người đang bị đẩy đến bờ vực của nạn đói, gấp đôi con số được thống kê trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Trong đó, châu Phi và Trung Đông là 2 khu vực đối diện nạn dịch đói cao nhất.

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ Latinh và những hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 67.100 người, đa số là người Haiti, vượt rừng rậm Darien để “thoát khỏi quê nhà”. Thông tin từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), ước tính đã có gần 19.000 trẻ em di cư vượt biên giới giữa Colombia và Panama qua rừng nhiệt đới Darien. Hàng chục nghìn đứa trẻ đã băng qua rừng thiêng nước độc để đi tìm tương lai, dù phía trước là khoảng tối mịt mù. Số phận của những người di cư trong tương lai vẫn là một dấu hỏi lớn.

Những người di cư đến bờ biển Ý trên con tàu Open Arms của Tây Ban Nha, vào ngày 4/1/2021, sau khi được giải cứu trên biển Địa Trung Hải. Ảnh: AP.
Một người di cư được an ủi bởi một thành viên của Hội Chữ thập đỏ Tây Ban Nha tại vùng đất Ceuta của Tây Ban Nha gần biên giới Maroc và Tây Ban Nha, vào ngày 18/5/2021. Ảnh: AP.
Những người di cư và tị nạn thuộc các quốc tịch châu Phi khác nhau chờ được hỗ trợ trên một chiếc thuyền gỗ quá tải ở Biển Địa Trung Hải vào ngày 12/2/2021. Ảnh: AP.
Người di cư Haiti lội qua Rio Grande từ Del Rio (Texas) đến Ciudad Acuña (Mexico) vào ngày 19/9/2021, để tránh bị Mỹ trục xuất trở về Haiti. Ảnh: AP.
Cô bé trong một khu phố nghèo ở Kabul, Afghanistan, nơi hàng trăm người di cư từ miền đông của đất nước đã sống trong nhiều năm, ngày 27/9/2021. Ảnh: AP.
Những người di cư được đưa vượt qua Rio Grande trên một chiếc bè ở biên giới Mỹ-Mexico, gần Roma (Texas) vào sáng sớm ngày 24/3/2021. Ảnh: AP.
Những người tị nạn tại nơi trú ẩn của họ ở Hamdayet, miền đông Sudan, gần biên giới với Ethiopia, vào ngày 21/3/2021. Ảnh: AP.
Một người đàn ông nằm gục trên bãi biển ở vùng Ceuta thuộc Tây Ban Nha ở phía bắc châu Phi sau khi bơi đến đó từ Maroc vào ngày 18/5/2021. Ảnh: AP.
Những đứa trẻ với số phận không chắc chắn khi di cư bất hợp pháp tới Mỹ qua Rio Grande ở Roma (Texas) vào ngày 28/3/2021. Ảnh: AP.
Những người di cư đi bộ trên một con đường đất dọc theo Rio Grande ở Mission, Texas vào ngày 23/3/2021, sau khi băng qua biên giới Mỹ-Mexico. Ảnh: AP.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nhìn lại 2021 – Phần 2: Một thế giới mưu cầu hòa bình và hạnh phúc