Xã hội

Nhọc nhằn nghề cói

Đình Minh 11/05/2025 10:10

Sau nhiều tháng chăm sóc, cây cói ở huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) xanh tốt, cho năng suất khá cao. Nhưng niềm vui của bà con nông dân không trọn vẹn khi giá thu mua cói tiếp tục giảm, khiến nhiều hộ trồng cói gặp khó khăn.

Bà Vũ Thị Thuần (trú xã Nga Thanh, huyện Nga Sơn) cho biết: Thời điểm này là vụ cói đầu năm, nếu đạt năng suất, gần 2.500m2 ruộng cói của gia đình bà sẽ làm ra 1,5 tấn cói khô. “Với giá bán 10.000 đồng/kg cói khô, doanh thu của ruộng cói này đạt 15 triệu đồng. Trừ hết chi phí, lợi nhuận gần như bằng không”- bà Thuần chia sẻ.

Ảnh 1. (1)
Nga Sơn là vùng trồng cói lớn nhất Thanh Hóa.

Gia đình ông Đào Trọng Mậu cùng ở xã Nga Thanh, vụ này trồng 2ha cói. Giờ chỉ có 2 vợ chồng ra đồng thu hoạch, không dám thuê nhân công như các năm trước vì giá cói xuống thấp. Ông Mậu nói: “Năm 2023, giá cói đạt khoảng 14.000 đồng/kg cói khô, đến năm nay 2024 giảm xuống còn 12.000 đồng/kg, đầu năm 2025 thì xuống tiếp còn có 10.000 đồng/kg. Lợi nhuận gần như không có, nên 2 vợ chồng phải lấy công làm lãi để còn có đồng ra, đồng vào”.

Bà Quách Thị Khuyên -Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường, UBND huyện Nga Sơn cho biết: Năm 2025, diện tích cây cói trên bàn huyện ngày càng bị thu hẹp, chỉ còn khoảng 700 ha. Hiện tại, huyện đang đẩy mạnh thâm canh, tăng giá trị cho cây cói.

Ảnh 9.
Ảnh 7...
Nông dân phơi cói trên cánh đồng.
Ảnh 3,,,
Nghề trồng cói được duy trì ở Nga Sơn suốt nhiều năm qua.
Ảnh 2.
Mỗi năm, người dân ở Nga Sơn làm 2 vụ cói.
Ảnh 6.
Cói năm nay được mùa.
Ảnh 8.
Người dân gom cói khi đã khô.
Ảnh 4,
Giá cói xuống thấp khiến nguồn thu nhập của nông dân sụt giảm.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nhọc nhằn nghề cói