Những năm gần đây, ở địa bàn các huyện miền núi Hà Tĩnh người dân đã tận dụng lợi thế đất đồi rừng để trồng rừng kinh tế. Vào những dịp thu hoạch đã hình thành nên một "nghề" mới: Cưa keo, bóc vỏ và vận chuyển keo lên xe. Mọi người thường gọi nhau là “phu keo”.
Những năm gần đây, theo chủ trương trồng rừng kinh tế,diện tích cây keo tại Hà Tĩnh không ngừng tăng lên, kéo theo đó lượng lao động mưu sinh nghề thu hoạch keo thuê ngày càng đông. Ảnh: Cẩm KỳDọc triền đồi các xã miền núi như Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) đâu đâu cũng văng vẳng tiếng máy cưa cắt keo để chuẩn bị cho vụ trồng mới. Ảnh: Cẩm KỳCông việc của đội “phu keo” thường bắt đầu từ sáng sớm tới chiều muộn. Ngoài những dụng cụ mang theo để làm việc như máy cưa, rựa… họ còn mang theo nước uống, thực phẩm và tổ chức ăn trưa tại chỗ để không mất thời gian di chuyển. Ảnh: Cẩm KỳTrên quả đồi nhỏ, những đôi tay làm việc nhịp nhàng, nhanh thoăn thoắt, chỉ một lúc những cây keo được chặt hạ trải từ triền đồi lên dần tới đỉnh. Những khúc keo to, được cắt dài gần bằng thân người để dễ dàng trong quá trình vận chuyển. Ảnh: Cẩm KỳMỗi nhóm khai thác keo thường có 2 tay máy cưa và khoảng 10 người bóc vỏ, bốc, vận chuyển keo ra xe. Ảnh: Cẩm KỳĐội quân “phu keo” dường như đã quen với từng phần việc phải làm, mỗi người mỗi phần việc, người chặt cành, người bóc vỏ. Từng khúc keo vừa được cắt hạ khá nặng, nhưng vẫn được họ thoăn thoắt chuyền tay nhau để bốc lên xe đang chờ sẵn. Ảnh: Cẩm KỳDù nghề vất vả, song với khoản thu nhập 200 - 400 nghìn đồng/ngày, cũng phần nào giúp những người "phu keo" có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Ảnh: Cẩm KỳChị Nguyễn Thị Hoa (42 tuổi, trú tại huyện Vũ Quang) cho biết: “Việc thu hoạch keo không theo mùa, hễ khi nào khai thác, các chủ vườn keo sẽ gọi chúng tôi. Để có thêm thu nhập nuôi con ăn học, tôi cùng những chị em trong xã rủ nhau đi làm nghề khai thác keo thuê. Sau mỗi ngày làm việc, chủ vườn sẽ trả khoảng 300 nghìn đồng tiền công tùy vùng khai thác. "Phu keo" là nghề lao động tay chân, ai siêng năng, có sức khỏe, chịu được vất vả thì đều làm được hết”.Đội “phu keo” nữ, dù sức khỏe không thể bằng đàn ông, tuy nhiên vẫn lao động miệt mài để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Cẩm KỳSau một ngày làm việc cật lực, có vẻ ai cũng thấm mệt, lưng ai nấy đều ướt sũng mồ hôi. Nhưng họ vẫn chuyện trò vui vẻ với nhau, để quên đi mệt nhọc. Ảnh: Cẩm KỳVới những người làm nghề thu hoạch keo thuê thì việc trầy xước tay, vai hay giẫm phải gai, té ngã chảy máu là chuyện thường. Bốc gỗ lên xe tải, gỗ rơi trúng chân, trúng người là không hiếm. Ảnh: Cẩm KỳKhai thác gỗ keo diễn ra cả ngày, có lúc đến tận đêm mới xong nên với những "phu keo" này việc nghỉ ngơi, ăn uống trên đồi là điều quen thuộc. Ảnh: Cẩm Kỳ
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.