Những động vật khổng lồ tuyệt chủng

Bùi Mai Loan 11/03/2017 20:40

Trong suốt chiều dài hơn 4 tỷ năm, Trái Đất từng tồn tại nhiều loài động vật khổng lồ, có loài còn là nỗi ám ảnh lớn đối với cả loài vật tàn bạo nhất giới là khủng long. Tuy nhiên, trải không biết bao nhiêu giai đoạn “trở mình” đầy biến động, những loài vật khổng lồ này đã biến mất.

Bọ cạp biển Jaekelopterus tuyệt chủng cách đây 250 triệu năm.

Bọ cạp biển Jaekelopterus

Bọ cạp biển khổng lồ Jaekelopterus là một trong hai loài động vật chân đốt lớn nhất từng được phát hiện (loài còn lại là Arthropleura, loài giống loài rết ngày nay). Năm 2007, các nhà khoa học tại Đại học Bristol (Anh) đã tìm thấy một cái càng hóa thạch của loài bọ cạp biển khổng lồ tuyệt chủng cách đây 250 triệu năm này. Cái càng có chiều dài 46 cm và con bọ cạp biển được ước tính dài khoảng 2,5 m.

Trong một nghiên cứu hồi năm 2015, các nhà khảo cổ học tại Đại học Yale (Mỹ) đã xem xét lại con mắt của nhiều mẫu vật bò cạp biển và kết luận rằng sinh vật cổ đại này có khả năng thị lực nghèo nàn. Các lớp cấu trúc mắt của nó tương tự như mắt của loài cua móng ngựa ngày nay. Khả năng này chỉ đủ sức giúp nó nhìn quanh vùng biển về đêm để soi tìm những con mồi ốm yếu.

Hiện tại, lý do loài động vật chân đốt tiền sử phát triển khổng lồ như vậy vẫn còn là một điều khó hiểu. Một số nhà khoa học tin rằng chúng trở nên to lớn là do được sống trong bầu khí quyển có lượng oxy cao trong quá khứ (hơn (35% so với 21% ngày nay).

Arthropleura là động vật không xương sống lâu nhất từng tồn tại.

Arthropleura

Arthropleura là sinh vật chân đốt to lớn và động vật không xương sống to lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất. Chúng có chiều dài lên tới 2,5 mét và đường kính cơ thể đạt tới hàng mét. Chúng có khoảng 121 chân, mỗi chân có thể dài tới 76 cm, con lớn nhất đạt trọng lượng gần nửa tấn. Chính điều kiện tự nhiên thuận lợi, lượng oxy cao trong không khí giúp các sinh vật thời kỳ này đạt kích thước khổng lồ như vậy.

Arthropleura sống vào Kỷ Than Đá (cách đây 323 đến 299 triệu năm trước) và tuyệt chủng vào cuối thời kỳ này, khi khí hậu thay đổi và trở nên khô hanh hơn, các khu rừng nhiệt đới giảm mạnh. Tuy hiền lành và chỉ ăn cỏ, nhưng nếu có kẻ xâm phạm lãnh thổ. Arthropleura sẵn sàng lao vào chiến đấu để bảo vệ lãnh địa của mình.

Cá bọc thép Dunkleosteus là cơn ác mộng của đại dương.

Cá bọc thép Dunkleosteus

Cá bọc thép Dunkleosteus là loài cá lớn nhất trong thời tiền sử. Các nhà khoa học đã tìm thấy những mẫu vật của loài cá này cho thấy chúng dài tối đa đến 10 mét và nặng khoảng 4 tấn.

Trông Dunkleosteus chẳng khác nào một con cá robot trong những bộ phim khoa học viễn tưởng bởi đầu và ngực của nó được bao phủ bởi các tấm xương như bọc thép. chúng không có răng nhưng thay vào đó loài cá này sở hữu hai bản xương sắc bén, hình thành một cấu trúc như mỏ chim.

Dunkleosteus được mệnh danh là “cơn ác mộng của đại dương” đối với tất cả các động vật biển thời tiền sử bởi rất hung dữ, sẵn sàng xé xác bất kì thứ gì chúng gặp và thậm chí là ăn thịt đồng loại. Tuy nhiên vì không có răng, hai bản xương phía trước chỉ có nhiệm vụ tấn công và giết chết con mồi, rồi sau đó nuốt chửng, nên dường như loài cá này bị chứng khó tiêu, trong nhiều hóa thạch thường tìm thấy phần còn lại khá nguyên vẹn những con cá xấu số trong dạ dày.

Mô hình xương hóa thạch của rắn khổng lồ Titanobo.

Rắn Titanoboa

Rắn cổ đại Titanoboa là loài rắn lớn nhất từng xuất hiện trên Trái Đất. Chúng sống ở nơi có khí hậu ấm áp của vùng nhiệt đới 60 triệu năm về trước. Một đội các nhà khoa học quốc tế dưới sự chỉ đạo của Jonathan Bloch- nhà cổ sinh học chuyên về động vật có xương sống của Đại học Florida và Carlos Jaramillo- một nhà cổ thực vật học từ Viện Nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian ở Panama, đã phát hiện các hóa thạch của 28 cá thể Titanoboa trong các mỏ than tại Cerrejón ở miền bắc Colombia vào năm 2009.

Bằng cách so sánh kích thước và hình dáng cột sống đã hóa thạch của nó với cột sống của các loài rắn hiện đại, các nhà nghiên cứu ước tính rằng Titanoboa dài khoảng 13m, cân nặng khoảng 1.135 kg và rộng khoảng 1m tại điểm dày nhất trên cơ thể nó.

Khi đói, Titanoboa rất hung hăng và sẵn sàng nuốt chửng bất cứ con mồi nào mà chúng nhìn thấy. Chúng thường ăn các loài rắn nhỏ khác, cá sấu, rùa khổng lồ... Thậm chí chúng cũng không “ngán” chiến đấu với loài khủng long bạo chúa T-Rex.

Cá sấu Purussaurus là đối thủ không đợi trời chung với khủng long bạo chúa T-Rex.

Cá sấu khổng lồ Purussaurus

Cá sấu Purussaurus là loài cá sấu khổng lồ sống ở vùng Nam Mỹ khoảng 8 triệu năm về trước. Hóa thạch Purussaurus tìm thấy gần đây nhất vào năm 2005 tại Peru, do một đoàn thám hiểm của Pháp phát hiện. Sau khi nghiên cứu các hóa thạch, các nhà khoa học đã kết luận rằng, Purussaurus là loài cá sấu lớn nhất từng tồn tại từ trước tới nay với tổng chiều dài cơ thể lên tới 13m và nặng gần 10 tấn.

Purussaurus sở hữu bộ hàm vừa to vừa khỏe, với lực cắn thực sự khủng khiếp, lên tới 69.000 N (tương đương với 7 tấn). Chúng ăn gần như tất cả các loài khác như rùa biển, các loài cá và đồng loại của mình. Lượng thức ăn chúng tiêu thụ hàng ngày lên tới 40,6 kg.

Purussaurus rất hung dữ, sẵn sàng biến khủng long bạo chúa T-Rex thành thức ăn. Bằng chứng về hóa thạch cho thấy có nhiều dấu răng trên mẫu vật của cả hai loài. Điều đó có nghĩa là hai kẻ săn mồi hung dữ nhất đã tham gia vào trận tử chiến để xé thịt lẫn nhau.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Những động vật khổng lồ tuyệt chủng

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO