Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú (thuộc thôn Châu Tùng, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1992. Nơi đây đã trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, để các thế hệ đảng viên, nhân dân, học sinh tìm đến trong những chuyến hành hương về nguồn. Ảnh: Cẩm Kỳ Phần mộ của cố Tổng Bí thư Trần Phú nằm yên bình giữa những hàng thông xanh ngát, phía sau phần mộ được khắc câu nói nổi tiếng của Người “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu." Ảnh: Cẩm Kỳ Nhà trưng bày lưu niệm được xây dựng vào năm 1998, là nơi lưu giữ, giới thiệu hàng trăm hiện vật, kỷ vật, tài liệu, hình ảnh gắn liền với thân thế, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Trần Phú. Ảnh: Cẩm Kỳ Bức tượng đúc bằng đồng khắc họa hình ảnh cố Tổng Bí thư Trần Phú soạn thảo Luận cương chính trị được đặt trang trọng giữa trung tâm khu lưu niệm. Ảnh: Cẩm Kỳ Những tài liệu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần tái hiện một giai đoạn hào hùng, bước ngoặt của lịch sử Đảng, dân tộc cũng như cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, những cống hiến và sự hy sinh anh dũng của cố Tổng Bí thư Trần Phú. Ảnh: Cẩm Kỳ Bộ quần áo của cố Tổng Bí thư Trần Phú sử dụng trong những năm theo học ở Huế và hoạt động cách mạng. Ảnh: Cẩm Kỳ Chiếc gối của cố Tổng bí thư thời kỳ hoạt động tại Hà Nội, kỷ vật này được Ban quản lý khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú tiếp nhận từ Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh về trưng bày. Ảnh: Cẩm Kỳ Chiếc rương gỗ của cố Tổng Bí thư Trần Phú dùng trong thời kỳ dạy học ở Vinh từ năm 1922 - 1925. Với tất cả nhiệt huyết của mình, cố Tổng Bí thư đã truyền cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của quê hương, dân tộc. Ảnh: Cẩm Kỳ Ngôi nhà số 90, Hàng Bông Nhuộm (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi cố Tổng Bí thư Trần Phú soạn thảo Luận cương Chính trị năm 1930. Ảnh: Cẩm Kỳ Bản Luận cương Chính trị năm 1930 được trưng bày tại khu lưu niệm. Gần 100 năm trôi qua, nội dung những đường lối cơ bản trong Luận cương đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Ảnh: Cẩm Kỳ Hình ảnh cố Tổng Bí thư Trần Phú trong một lớp dạy chữ quốc ngữ cho công nhân và Nhân dân lao động tại Vinh - Bến Thuỷ (Nghệ An). Ảnh: Cẩm Kỳ Các tài liệu, hiện vật được trưng bày tại đây giúp người dân, du khách có thêm hiểu biết về thân thế, sự nghiệp, những cống hiến và đóng góp to lớn của cố Tổng Bí thư Trần Phú cho Đảng và cách mạng Việt Nam. Ảnh: Cẩm Kỳ Tại khu di tích, mỗi kỷ vật là một hiện thân sinh động, là một câu chuyện gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp đồng chí Trần Phú - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Cẩm Kỳ Ngày 12/1/1999, Đảng và Nhà nước tổ chức trọng thể Lễ truy điệu cố Tổng Bí thư Trần Phú tại TP Hồ Chí Minh và di dời hài cốt đồng chí về an táng tại núi Quần Hội (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ). Ảnh: Cẩm Kỳ Rễ cây, mảnh ván quan tài nơi khai quật hài cốt cố Tổng Bí thư tại công viên Lê Thị Riêng ở quận 10, TP Hồ Chí Minh, ngày 5/1/1999. Ảnh: Cẩm Kỳ Theo lãnh đạo Ban quản lý khu di tích Tổng bí thư Trần Phú, hằng năm đơn vị này luôn thực hiện sưu tầm thêm các kỷ vật liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Trần Phú, đồng thời sắp xếp kỷ vật một cách khoa học để phục vụ du khách tham quan học hỏi. (Trong ảnh: Khu vực trưng bày ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Tổng bí thư của Đảng qua các thời kỳ). Ảnh: Cẩm Kỳ