Khu vực miền Bắc giai đoạn giữa mùa Đông là thời kỳ chất lượng không khí thấp nhất trong cả năm. Thời tiết hanh khô cùng với hiện tượng nghịch nhiệt càng làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí.
Để đánh giá ô nhiễm không khí, người ta thường căn cứ trên 5 tiêu chí, bao gồm: Bụi có kích thước nhỏ hơn 10 micron (PM10), khí SO2, NO2, CO và O3 (ô zôn). Ở thành phố, SO2 thường phát thải từ các lò đốt than và dầu chứa lưu huỳnh (như xe buýt); NO2 và CO phần lớn do động cơ ô tô, xe máy phát thải ra; O3 do phản ứng hóa học trong khí quyển bởi khí thải từ xe cộ; PM10 liên quan đến rất nhiều nguồn phát thải giao thông, công nghiệp và sinh hoạt.
Trước tình hình ô nhiễm gia tăng, thành phố Hà Nội đã lắp đặt hàng chục trạm quan trắc không khí để người dân có thể theo dõi mức độ ô nhiễm quanh khu vực sinh sống. Cùng với đó, cây xanh được xem là một trong những giải pháp giảm tỷ lệ ô nhiễm bụi, tiếng ồn. Mục tiêu của TP Hà Nội là phủ một triệu cây xanh, phấn đấu 10 m2/người/cây xanh giai đoạn 2016 - 2020 và tiếp tục đầu tư cơ giới hóa xe hút bụi. Thành phố cũng đang siết chặt hoạt động của xe chở bùn, chở đất, phế thải vào ban đêm… Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp trước mắt, khó có thể cải thiện ngay chất lượng không khí ở Thủ đô khi cây xanh còn chờ lớn, trong khi các công trường xây dựng vẫn tiếp tục hoạt động ồ ạt và khói bụi từ các phương tiện giao thông vẫn dày đặc. Vì thế, để hoàn thành kế hoạch phát triển đô thị theo hướng sáng, xanh, sạch, đẹp… TP Hà Nội còn phải nỗ lực rất nhiều mới có thể khiến mục tiêu trên trở thành hiện thực.
Ở gần trục giao thông, PM10 chứa nhiều bụi đất do xe cộ tốc lên từ mặt đường. 5 chất ô nhiễm nêu trên đều gây tác hại xấu đến sức khỏe. Minh chứng là hơn 4.000 người dân ở Luân Đôn đã bị tử vong bởi khói mù do nghịch nhiệt kéo dài nhiều ngày liền trong mùa đông năm 1954.
Theo các hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí từ Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trang thông tin điện tử và nền tảng ứng dụng PAM Air (do Công ty cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), Air Visual (thuộc Tổ chức IQAir có trụ sở chính tại Thụy Sĩ), trên 90 điểm quan trắc ô nhiễm không khí tại các tỉnh phía Bắc ở ngưỡng đỏ - mức có hại cho sức khỏe.
Theo Air Visual, chỉ số AQI tại Hà Nội là 198. PAMAir ghi nhận chỉ số AQI tại trên 90 điểm quan trắc ở các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Nguyên, Yên Bái đều ở ngưỡng đỏ, không tốt cho sức khỏe. Chỉ số AQI đều ở mức 152-196.
Những điểm cao nhất là Hoàng Diệu (thành phố Thái Bình), An Châu (Đông Hưng, Thái Bình) với chỉ số AQI ở mức cao 195-196.
Đặc biệt, tại 3 điểm quan trắc ở Thư viện tỉnh Hưng Yên (Hưng Yên), Thư viện huyện Hải Hậu (Nam Định), Thư viện Khu phố Trang Liệt (Từ Sơn, Bắc Ninh), chỉ số AQI lên ngưỡng tím 205-238, rất có hại cho sức khỏe.
So với nhiều nơi khác trong vùng và trên thế giới, Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí “có hạng”. Trầm trọng nhất là bụi PM10, hàm lượng thường vượt tiêu chuẩn cho phép, nhất là khu vực gần các trục giao thông và những nơi hay bị kẹt xe. Các chất khí ô nhiễm khác cũng khá trầm trọng, trên một vài địa bàn ở Hà Nội có thể vượt tiêu chuẩn cho phép.
Theo Tổng cục Môi trường, khu vực miền Bắc giai đoạn giữa mùa Đông là thời kỳ chất lượng không khí thấp nhất trong cả năm. Thời tiết hanh khô cùng với hiện tượng nghịch nhiệt càng làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí.
Người dân cần theo dõi và cập nhật các thông tin về chất lượng không khí. Với những ngày chất lượng không khí ở mức kém và xấu, người dân nên hạn chế các hoạt động ngoài trời vào buổi sáng, hạn chế mở cửa nhà, luôn đeo khẩu trang chống được bụi mịn, nhất là tại các khu đô thị.
Bụi PM 2.5 được coi là tác nhân gây ô nhiễm có ảnh hưởng nhất đối với sức khỏe do có khả năng lắng đọng, thẩm thấu, di chuyển trong phổi. Thuật ngữ bụi PM 2.5 có kích thước 2,5 micron trở xuống (1 micron (micromet) bằng 1/1.000mm), nhỏ hơn khoảng 30 lần so sợi tóc người. Vì thế, các hạt bụi này có thể đi sâu vào đường hô hấp và tới phổi, gây tác động sức khỏe tức thời như kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, chảy nước mũi và khó thở. Phơi nhiễm lâu dài với bụi mịn cũng có thể tăng tỷ lệ viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim.