Vietcombank vừa công bố danh sách 8 thành viên dự kiến bầu vào HĐQT nhiệm kỳ mới. Trong đó có 7 thành viên tái cử và 1 nhân sự mới. Ông Trương Gia Bình (Chủ tịch FPT) không tham gia tái cử do nguyện vọng cá nhân.
Trong tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên vừa công bố, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) cho biết trong kỳ đại hội lần này sẽ thực hiện bầu hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ mới 2023- 2028.
Theo đó, ngân hàng dự kiến nâng số lượng thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 lên 11 thành viên, trong đó có 1 thành viên Hội đồng quản trị đại diện vốn nước ngoài và 1 thành viên Hội đồng quản trị độc lập.
Trước mắt tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, Vietcombank sẽ bầu 8 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 với cơ cấu gồm 6 thành viên được tái cử và hai thành viên HĐQT độc lập.
Danh sách đề cử có các thành viên HĐQT đương nhiệm gồm: ông Phạm Quang Dũng (Chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Thanh Tùng (Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc), ông Đỗ Việt Hùng, ông Nguyễn Mỹ Hảo, ông Nguyễn Mạnh Hùng, ông Hồng Quang (thành viên HĐQT).
Bên cạnh đó, Vietcombank bầu tái cử ông Shojiro Mizoguchi, thành viên HĐQT đương nhiệm nhiệm kỳ 2018-2023 tiếp tục tham gia nhiệm kỳ mới. Ông Shojiro Mizoguchi là người đại diện vốn nhà đầu tư nước ngoài do cổ đông Mizuho đề cử.
Về thành viên độc lập, ngân hàng dự kiến bầu ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty cổ phần Viet Lotus. Ông Ngoạn là nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nguyên Tổ tưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vietcombank (hiện nay dã nghỉ hưu).
Đáng chú ý, ông Trương Gia Bình, Thành viên Hội đồng quản trị độc lập nhiệm kỳ 2018 - 2023, sẽ không tiếp tục đảm nhiệm chức vụ này theo nguyện vọng cá nhân.
Trước đó, ông Trương Gia Bình được bầu vào HĐQT Vietcombank tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018.
Về tình hình kinh doanh, trong quý 1/2023, ngân hàng mẹ VPBank có lợi nhuận hơn 4.000 tỷ, tăng trưởng tín dụng 7% và huy động là 11,5%. FE Credit vẫn còn khó khăn, không có lãi quý 1 và không hoàn thành kế hoạch.
Như vậy, lợi nhuân quý 1 năm nay của VPBank thấp hơn nhiều so với mức hơn 10.500 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, quý 1/2022, VPBank ghi nhận khoản thu đột biến hơn 5.500 tỷ đồng từ ký kết bancassurance với AIA. Nếu so với quý 1 của các năm trước, VPBank vẫn đang tăng trưởng dương.
Kết thúc quý 1/2023, tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ của VPBank đã lên 2,6%, so với mức 2,19% cuối năm trước và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong quý 2 tới.
[Cổ phiếu nhóm ngân hàng quốc doanh tăng trong 2 tháng đầu năm]