Đấu giá biển số ô tô: Cần chế tài 'đặc biệt nếu 'huỷ kèo'?
Theo Luật sư, biển số xe ô tô là tài sản đặc biệt, vì vậy cũng nên có những biện pháp quản lý đặc biệt nếu bên trúng thầu.
Bỏ cọc bị xử lí ra sao?
Mới đây, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam (VPA) tổ chức đấu giá thành công 11 biển số đẹp.
Theo đó, 11 biển số đẹp đã được trả giá thành công trong phiên đấu giá đầu tiên sau nhiều tháng ngày chờ đợi. Tổng giá trị của 11 biển số được trả giá lên tới 82,325 tỷ đồng, trong đó biển số đắt nhất là 51K-888.88 được trả 32,34 tỷ đồng.
Hai biển số ở Hà Nội 30K-555.55, 30K-567.89 được khách hàng trả lần lượt 14,12 tỷ đồng và 13,075 tỷ đồng. Các biển số ở địa phương khác có kết quả đấu giá từ 650 triệu đồng đến 4,27 tỷ đồng.
Để nhận được biển số, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo kết quả đấu giá, người trúng đấu giá phải nộp toàn bộ tiền trúng đấu giá sau khi đã trừ số tiền đặt trước vào tài khoản chuyên thu của Bộ Công an mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tiền trúng đấu giá không bao gồm lệ phí đăng ký xe.
Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng Luật sư Kết Nối (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, Nghị định 39/2023 nêu rõ: Thông báo kết quả trúng đấu giá và văn bản xác nhận biển số xe ô tô trúng đấu giá sẽ bị hủy trong trường hợp người trúng đấu giá không nộp đủ tiền trúng đấu giá trong thời hạn quy định, hoặc người trúng đấu giá không làm thủ tục đăng ký biển số xe ô tô trúng đấu giá trong thời hạn tối đa 18 tháng.
Biển số xe ô tô sau khi được thu hồi (do người trúng đấu giá vi phạm) sẽ được đưa ra đấu giá lại. Số tiền đặt trước, số tiền trúng đấu giá mà người trúng đấu giá đã nộp không được hoàn trả lại và được nộp vào ngân sách.
Đối chiếu với quy định tại luật Đấu giá tài sản, nếu việc "hủy kèo" xảy ra, người trúng đấu giá sẽ chỉ mất số tiền đặt cọc là 40 triệu đồng và không chịu bất kỳ hình thức chế tài nào.
Cần chế tài đặc biệt