Từ sáng ngày 24/12, Vietsovpetro cũng đã cho tiến hành sơ tán người từ các giàn nhẹ BK-4, BK-5, BK-6 và những người không tham dự vào quá trình sản xuất chính của các công trình còn lại như các nhà thầu, khách.
Hoạt động chằng, chống, buộc cố định các thiết bị, phương tiện trên giàn Đại Hùng 01.
Theo dự báo, cơn bão Tembin là cơn bão mạnh nhất từ trước tới nay sẽ đổ bộ vào các tỉnh Nam Bộ trong ngày 26/12. Đến tối ngày 24/12, hoàn lưu của bão đã ảnh hưởng đến vùng biển nơi có hoạt động của nhiều lô dầu khí ngoài khơi phía Nam của Việt Nam.
7h sáng ngày 24/12, Vietsovpetro cũng đã cho tiến hành sơ tán người từ các giàn nhẹ BK-4, BK-5, BK-6 và những người không tham dự vào quá trình sản xuất chính của các công trình còn lại như các nhà thầu, khách.
Hoạt động sơ tán và vận chuyển người tránh bão tại giàn Đại Hùng 01.
Các công việc khoan, khai thác, vận chuyển dầu, khí đều được dừng lại cùng với nhiều biện pháp an toàn như: Bảo tồn giếng khoan và giếng đang sửa chữa; đóng giếng khai thác; đóng toàn bộ các van trên đầu giếng, hệ thống khoan, khai thác; dừng toàn bộ các giàn cố định, giàn công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ và Rồng; tiến hành bơm rửa các đường ống dẫn dầu; xả áp suất trong các đường ống dẫn khí.
Do hầu hết các lô dầu khí có sự tham gia và điều hành của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí đều nằm trong vùng ảnh hưởng của cơn bão Tembin nên Lãnh đạo PVEP đã triển khai quyết liệt các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện trên các giàn khoan. Một số giàn đã phải đóng giếng và công tác di tản người ra khỏi các giàn được thực hiện bằng cả máy bay và tàu dịch vụ.
Trong hai ngày 23 - 24/12, hàng trăm người đã được đưa về bờ an toàn. Mỗi giàn chỉ để lại một số người theo quy định khi có tình huống khẩn cấp.
Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro thực hiện việc di tản người trên các giàn.
Trong 4 giàn khoan của Tổng Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVDrilling) thì có giàn PVD I và giàn PVD II sẽ nằm trong vùng ảnh hưởng của bão Tembin. Trong đó, giàn PVD II bị ảnh hưởng khi bão còn đang mạnh trong khi giàn PVD I bị ảnh hưởng khi bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (theo thiết kế các giàn khoan tự nâng của PV Drilling có thể hoạt động trong điều kiện sức gió đạt 70 knot, tương đương 129,5 km/h).
Để đảm bảo công tác an toàn, PVDrilling đã chủ động phối hợp với chủ mỏ và các bên liên quan dừng tất cả công việc trên giàn PVD II và đóng giếng khoan cũng như chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó theo kế hoạch ứng phó tình huống khẩn cấp đã được phê duyệt, nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người lao động, bảo toàn giếng khoan cũng như bảo toàn thiết bị trên giàn khoan.
Liên doanh Cửu Long JOC thực hiện việc di tản người trên các giàn.
Các tàu của Tổng Công ty Vận tải Dầu khí (PVTrans) cũng đã di chuyển đến nơi an toán đề tránh trú bão. Tàu Đại Hùng Queen đã tách khỏi phao CALM và di chuyển ra khỏi vùng biển Vũng Tàu vào lúc đầu giờ chiều ngày 24/12.
Các đơn vị cung cấp dịch vụ như PTSC, PVDrilling có các cơ sở sản xuất, căn cứ hậu cần trên bở ở Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh cũng đã tiến hành ứng phó với cơn bão như kiểm tra điều kiện an toàn, cháy nổ, an toàn điện,… của văn phòng, kho bãi, căn cứ, nhà xưởng, nhà máy, kho lưu trữ, máy móc thiết bị, tài sản,… trong chiều ngày 22/12 cũng như bố trí lực lượng (đội, tổ, nhóm,…) trực tiếp tham gia ứng phó trường hợp khẩn cấp luôn trong tình trạng sẵn sàng và trực 24/24 giờ, chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực cần thiết nhằm đảm bảo ứng phó kịp thời và hiệu quả khi xảy ra sự cố, tình huống khẩn cấp.