Sống trong rừng sâu

Mỹ Hiền (Nguồn tham khảo: Americana south) 03/06/2016 10:45

Nam Mỹ là vùng đất mênh mông đầy bí hiểm, cho dù người ta không lúc nào thôi khám phá về nó. Mỗi khi một bí mật được công bố, thế giới lại thêm một lần kinh ngạc về vùng đất này. Nơi ấy, không chỉ có những tộc người với nhiều tập tục sống kì lạ, mà còn là sự bí ẩn của rừng sâu, của những đầm lầy và những con sông. Đó là vùng Amazon kỳ bí.

Sống trong rừng sâu

Một người dân bộ tộc Yanomami.

Mới đây, trang Bored Panda công bố hàng loạt những bức ảnh hiếm hoi về những thổ dân da đỏ ở châu Mỹ những năm 1890-1900. Nhìn vào những bức ảnh ấy, người ta giật mình vì cách đây hơn 100 năm nhưng những người được gọi là thổ dân ấy đã có một cuộc sống rất đáng trân trọng. Và, cho tới nay, về cơ bản họ cũng vẫn sống như ông bà của họ ngày ấy.

Thực tế thì thổ dân Amazon sống nhờ vào việc săn bắn, hái lượm và hầu như tách hẳn với thế giới hiện đại. Tới nay, người ta vẫn bắt gặp thành viên bộ tộc Mashco Piro quan sát người lạ một cách rất dè dặt. Bộ tộc này sống dọc theo dòng sông Alto Madre de Dios- một nhánh của sông Amazon thuộc Peru.

Alberto Flores là người hiếm hoi của bộ tộc Mascho Piro bị thợ săn mang đi từ khi còn nhỏ. Sau này ông sống tại nhà riêng ở thị trấn Diamante, Peru. Khi được hỏi về bộ tộc mình, Flores thường không nói. Ông cũng không có ý định vào rừng tìm về bộ tộc.

Có nghĩa là sợi dây nguồn cội đã bị cắt đứt. Điều đó, theo một số nhà dân tộc học, không hẳn đã là tốt.Lịch sử ghi nhận, bộ tộc này đã rơi vào một cuộc thảm sát tàn khốc năm 1894, vì thế, những người sống sót buộc phải rút vào rừng sâu. Nhưng rồi, do việc khai thác gỗ quá rầm rộ, diện tích sống của họ bị thu hẹp, thức ăn thiên nhiên cũng vơi cạn dần. Chính vì thế, vào năm 2013, cơn đói hành hạ khiến các thành viên của bộ tộc phải lộ diện để xin ăn. Tới nay, họ lại rút vào rừng, sống cuộc đời nay đây mai đó cho dù Chính phủ kêu gọi họ định cư tại những vùng thuận lợi hơn.

Sống trong rừng sâu - 1

Phụ kiện thường thấy của người da đỏ ở châu Mỹ là những chiếc lông chim.

Những người như Flores khá hiếm hoi và người ta cũng không biết được điều gì thêm qua họ. Tương tự, khi cùng đoàn thám hiểm tiến sâu vào rừng rậm tìm hiểu tộc người Yanomami- thổ dân da đỏ bản địa tại vùng rừng rậm Amazon nằm ở biên giới giữa Venezuela và Brazil; thì Maia-Maia cũng không biết gì hơn “những người xa lạ” về bộ tộc mình.

Với dân số khoảng 20.000 người, họ sống tạm bợ trong những ngôi làng đơn sơ, món ăn hàng ngày là canh chuối rừng. Họ sống tách biệt với thế giới và không muốn hòa nhập, cho dù cuộc sống rất khó khăn. “Họ không muốn đánh đổi văn minh cổ xưa của họ lấy nền văn minh hiện đại”- Philipe Moired, một thành viên đoàn thám hiểm nói.

Sống trong rừng sâu - 2

Một người đàn ông Siksika những năm 1900.

Cuộc sống của những bộ tộc thổ dân trong rừng rậm Amazon là vô cùng khắc nghiệt, và cũng chính vì thế mà họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để sinh tồn trong thế giới tự nhiên. Ở đây có loài lươn điện rất nguy hiểm, nhưng thổ dân vẫn biết cách thu phục chúng. Họ có thể bắt được những con lươn điện nặng hàng chục kg mà không cần phải đào bới.

Họ dùng lao đâm chết nó rồi ngồi đợi vì nếu động vào khi nó còn sống, nó sẽ phóng ra một luồng điện cực mạnh tới 500 volt có thể giết chết bất kỳ ai.

Trong rừng rậm Amazon, hiểm nguy có thể đến bất cứ lúc nào, với bất kì ai. Ngay như loài ếch thủy tinh, trông rất đẹp nhưng cũng đầy nguy hiểm. Họ hàng với nó là loài ếch phi tiêu độc, có màu sắc rất rực rỡ, được mệnh danh là “sát thủ sắc màu”. Thổ dân tong vùng lấy chất độc của chúng tẩm vào đầu mũi phi tiêu để săn bắn. Con thú bị trúng tên sẽ lập tức ngất lịm.

Dưới nước, loài cá Candiru bé nhỏ tưởng như vô hại nhưng lại là một trong những loài đáng sợ nhất hành tinh. Đây có lẽ là loài động vật nước ngọt đáng sợ nhất, chúng sống bằng cách ăn thịt những con cá lớn hơn ở Amazon. Loài cá này rất hiếu chiến, sẵn sàng cắn cả con người.

Sống trong rừng sâu - 3

Những túp lều của người da đỏ cách đây
hơn 100 năm cho thấy họ từng có một giai đoạn phát triển rực rỡ.

Rừng rậm Amazon cũng có hệ thực vật đầy bí ẩn. Trong đó, rất nhiều loài người ta chưa kịp đặt tên và cũng không biết độc tính của chúng ra sao. Một kilômét vuông đất rừng mưa Amazon có thể chứa khoảng 90.790 tấn thực vật.

Có rất nhiều loài hoa màu sắc sặc sỡ, mùi hương quyến rũ nhưng nếu vô tình chạm phải lập tức toàn thân mẩn ngứa. Lại có những loài sống ký sinh trên thân những loài cây khác, để rồi “giết thịt” chính loài cây ấy. Người ta còn biết đến cả những loài cây ăn thịt côn trùng rồi tiết ra nhựa đầy độc tố…

Chính vì thế, cuộc sống của các tộc người trong rừng rậm Amazon chính là cuộc đấu tranh sinh tồn dữ dội.

Cuộc sống của những bộ tộc thổ dân trong rừng rậm Amazon là vô cùng khắc nghiệt, và cũng chính vì thế mà họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để sinh tồn trong thế giới tự nhiên. Không chỉ phải đối phó với các loài thú, rắn rết, côn trùng mà họ còn phài dè chừng nhiều loài thực vật, trong đó không hiếm những loài hoa sắc sỡ, có mùi hương rất quyến rũ.

Sống trong rừng sâu - 4

Lươn điện có khả năng phóng điện làm tê liệt con mồi, kể cả con người.

Sống trong rừng sâu - 5

Ếch phi tiêu chứa chất độc nguy hiểm được mệnh danh là “sát thủ sắc màu”

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Sống trong rừng sâu

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO