Có vẻ như đây không phải là lần đầu tiên, có lúc chúng ta đã “nhường” trận địa thông tin cho các tin xấu độc lấn lướt. Tình hình đất nước ngày qua cho thấy để nhân dân bình tĩnh tin tưởng vào Đảng, nhà nước, không bị xúi giục kích động dẫn đến những hành động quá khích thì trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, của truyền thông là phải kịp thời thông tin, lý giải sự việc để người dân hiểu đúng sự thật. Chỉ có minh bạch thông tin, đưa thông tin đúng, chính xác, kịp thời, mới tạo niềm tin cho nhân
Nói tình hình như hiện nay không phải lần đầu tiên là bởi việc xuất hiện các tin đồn, các cách suy diễn, quy chụp, đưa ra các cách hiểu sai lệch đường lối chủ trương của Đảng, nhà nước hoặc cá nhân các lãnh đạo cấp cao là việc đã xuất hiện lâu nay. Nhất là với thời buổi internet phát triển như hiện nay, một người lao động bình thường nhất cũng có quyền tiếp cận thông tin. Một người làm nghề lái xe ôm, một chị giúp việc cũng đều biết từ chuyện chính trị đến một vụ án, từ đời tư lãnh đạo cấp cao đến những người nổi tiếng khác trong giới showbiz. Công nghệ thông tin là phương tiện, không phân biệt giữa nhóm nọ nhóm kia, người này người khác, ai cũng có thể sử dụng cho mục đích của mình. Và cùng với lợi ích vĩ đại của công nghệ, cùng với những luồng ý kiến đóng góp trên tinh thần xây dựng của hàng triệu người dân về các vấn đề của đất nước, từ không gian mạng tới chủ quyền quốc gia, không thể phủ nhận rằng lợi dụng đặc điểm và ưu thế của công nghệ thông tin, có những ai đó đã sử dụng “vũ khí thông tin” để chống đối, kích động, phá hoại. Trong cuộc “chiến tranh thông tin” này, sẽ hoàn toàn bất lợi nếu “mặt trận thông tin” bị bỏ ngỏ.
Ở một xã hội xuất phát từ văn minh lúa nước như nước ta, vốn tự xa xưa, tập tính “rỉ tai nhau” không xa lạ gì. Còn nhớ những năm tháng trước đây khi chưa có sự phát triển của phương tiện truyền thông cá nhân như bây giờ, xã hội đã xuất hiện cụm từ “thông tấn xã vỉa hè”. Nghĩa là người ta bàn chuyện quốc tế, lo chuyện nhân sự quốc gia ở ngoài vỉa hè.
Nay với việc ai cũng có thể có trang cá nhân trên mạng, thông tin lan truyền càng nhanh hơn cơn gió. Cụ thể như vừa qua, khi nhiều nhân sĩ, trí thức, các chuyên gia và nhiều người dân bày tỏ những ý kiến đóng góp với Chính phủ, với Quốc hội về một số dự luật đang được Quốc hội bàn thảo để thông qua. Việc này là hết sức bình thường và còn là tín hiệu đáng mừng trong một xã hội ngày càng hướng tới dân chủ, minh bạch. Tuy nhiên, từ những ý kiến phản biện hết sức bình thường đã bị suy diễn, đẩy lên, từ đó có sự lợi dụng để kích động, lôi kéo, gây hoang mang trong dư luận nhân dân, dẫn đến kết cục là đã xuất hiện có những hành động quá khích như ở Bình Thuận. Đáng tiếc là ngay từ khi xuất hiện những ý kiến góp ý phản biện về các dự thảo luật, rồi dẫn đến nhiều cách hiểu chưa chính xác, thì hầu như những thông tin từ các cơ quan chức năng, trên các phương tiện thông tin đại chúng để giải thích, lý giải đã không đủ sức nặng hoặc không kịp thời để định hướng dư luận nhân dân, để tạo niềm tin cho nhân dân.
Theo ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, để làm chủ được thông tin, thì phương châm là thông tin đưa ra phải công khai, minh bạch, dân chủ, thẳng thắn, chủ động, kịp thời. Trong khi đó, phải thừa nhận thời gian qua, trong một số trường hợp, các cơ quan có trách nhiệm đã hoàn toàn bị động trước các tin xấu, tin độc, trước các cách cố tình suy diễn, kích động. Trong khi đó nếu cơ quan chức năng kịp thời có động thái công khai cung cấp thông tin cho nhân dân, giải thích, lý giải mọi vấn đề công khai trên báo chí chính thống, thì rất nhiều vấn đề đã không bị lợi dụng, “chế biến” thành những vấn đề “nhuốm màu chính trị”, gây lên “cơn bão” phân tâm dư luận trên mạng xã hội.
Chỉ có chủ động thông tin mới là “tường lửa” vững chắc để ngăn sự lung lay của niềm tin. Cùng với quyền được thông tin, còn có một quyền con người cơ bản nữa là quyền được sống trong một môi trường thông tin lành mạnh.
Không thể phủ nhận rằng những thông tin lan truyền trên mạng, dù là đúng hay sai, chính thống hay không chính thống đang tác động ghê gớm tới thái độ, tình cảm, niềm tin của không ít người dân, gây ra sự hoài nghi trong xã hội. Quyền thông tin và quyền được thông tin là quyền của công dân, cũng không nên và không thể ngăn chặn được sự xuất hiện của những thông tin sai lệch, để nhân dân tin tưởng để có một cách duy nhất là đưa ra được một sự thật khác đủ sức thuyết phục nhân dân. Mọi lời kêu gọi về ý thức và sự tỉnh táo của người dân cũng chỉ đạt được hiệu quả ở mức độ nào đó. Giải pháp không gì tốt hơn là phải đối diện với từng thông tin để làm rõ tính đúng sai của nó.
Lâu nay rất nhiều người cho rằng bản chất của thông tin trên mạng xã hội là không chính thống vì thế “không chấp”, không tranh luận, không nên quan tâm làm gì. Nhưng có lẽ quan niệm như vậy vào thời điểm hiện nay không còn phù hợp nữa. Bởi vì khi có một thông tin về một vấn đề của đất nước xuất hiện trên mạng thì tốc độ lan toả của nó rất lớn, nếu chúng ta không có bất cứ một thông tin nào phản bác lại, hoặc nói cho rõ đúng sai, thì mặc nhiên sự im lặng đã khiến chúng ta bỏ mặc “trận địa” cho những thông tin ấy. Cho đến thời điểm này, rất cần có những thông tin chính thống phản biện lại những thông tin không đúng sự thật được đưa ra trên các trang mạng xã hội.
Khi các cơ quan có trách nhiệm cung cấp các thông tin đầy đủ, chuẩn xác, bản thân các trang mạng xã hội lành mạnh ở Việt Nam và các cơ quan báo chí chính là nơi để làm rõ và đối thoại lại, phản bác với những thông tin xuyên tạc, sai sự thật. Khi đã hiểu rõ, có đầy đủ thông tin, tự nhân dân sẽ có ý thức để bảo vệ sự thật, để giữ vững niềm tin của họ. Chỉ có chủ động thông tin mới là “tường lửa” vững chắc để ngăn sự lung lay của niềm tin. Cùng với quyền được thông tin, còn có một quyền con người cơ bản nữa là quyền được sống trong một môi trường thông tin lành mạnh.
Lâu nay rất nhiều người cho rằng bản chất của thông tin trên mạng xã hội là không chính thống vì thế “không chấp”, không tranh luận, không nên quan tâm làm gì. Nhưng có lẽ quan niệm như vậy vào thời điểm hiện nay không còn phù hợp nữa. |
“Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” – câu nói của Bác đã khát quát đầy đủ về tính cách và truyền thống dân tộc. Lòng yêu nước là quý báu, là vô giá, lúc nào cũng cần, thời nào cũng cần chứ không phải chỉ cần khi đất nước bị đe dọa chủ quyền, Tổ quốc bị lâm nguy. Mọi người dân đều yêu nước và mỗi người có một cách để biểu thị lòng yêu nước của mình. Bây giờ thật khó để cân đong xem giữa một người nông dân cần mẫn làm ra hạt lúa, củ khoai hay một trí thức luôn luôn trăn trở, lo lắng về vận mệnh đất nước với một người lính đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thì ai yêu nước hơn ai. Mỗi người có tinh thần yêu nước, hành động cụ thể yêu nước khác nhau nên hiệu quả yêu nước cũng khác nhau. Có khi cái hiệu quả yêu nước với người này thì bộc lộ hiện hữu ngay kết quả, người khác thì âm thầm bộc lộ theo cách mưa dầm thấm lâu. Có một truyền thống nhân dân yêu nước nồng nàn thì nhân dân ấy nhất định sẽ biết hành xử thế nào vì lợi ích của quốc gia, dân tộc. Miễn là giữ trọn được niềm tin của nhân dân.
Lòng dân như nước. Thế trận nhân dân là đỉnh cao của nghệ thuật giữ nước Việt Nam trong lịch sử, đang hết sức cần phát huy mạnh mẽ lúc này, để khi đã có niềm tin, nhân dân sẽ tự phản bác lại với những thông tin sai lệch.