Kinh tế

Tăng cường hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và ABF

Văn Thanh 10/06/2024 14:08

Bên lề Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33 diễn ra tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, ông Micheal Cymbalista, Tham tán của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Úc tại Khu vực Mê-Kông đã có những chia sẻ về việc hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và ABF.

tang-cuong-hop-tac-giua-hai-quan-viet-nam-va-abf-ddk.jpg
Ông Micheal Cymbalista, Tham tán của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Úc tại Khu vực Mê-Kông.

Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên của ABF

Chia sẻ thông tin về Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên (ATT) của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Úc (ABF), ông Micheal Cymbalista, Tham tán của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Úc tại Khu vực Mê-Kông, cho biết, Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên, được biết đến là Chương trình Doanh nghiệp tin cậy (ATT) của ABF.

ABF hiện có hơn 1000 ATT và đây là một chương trình rất thành công, được ABF xây dựng trên cơ sở Khung Tiêu chuẩn đảm bảo an toàn và tạo thuận lợi cho thương mại của WCO (WCO SAFE) và cũng bổ sung thêm một số tiêu chí liên quan đến tuân thủ. Chương trình mở ra đối với tất cả các đối tượng là các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi dây chuyền cung ứng quốc tế. Để được công nhận là một ATT, doanh nghiệp sẽ được thẩm định, phê duyệt bởi các công chức được đào tạo hơn 18 tháng.

Trong quá trình thẩm định và phê duyệt, ABF xem xét tất cả các tiêu chuẩn của WCO SAFE, các yếu tố tuân thủ pháp luật, chất lượng thông tin, khía cạnh an ninh, về hỗ trợ tài chính, chương trình an ninh nhân viên của doanh nghiệp bên cạnh tiêu chí tuân thủ pháp luật thương mại và luật hải quan.

Cũng theo ông Micheal Cymbalista, ABF sẵn sàng hợp tác và trao đổi thông tin quốc tế vì an ninh an toàn của cả dây chuyền cung ứng quốc tế.

"Về kế hoạch trong tương lai, phù hợp với WCO SAFE chúng tôi dự kiến tăng cường một số tiêu chí, xem xét tăng cường trao đổi dữ liệu, tăng cường áp dụng công nghệ vào chương trình, kế thừa tiêu chí tuân thủ quy trình Hải quan xanh cũng rất quan trọng", Tham tán của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Úc tại Khu vực Mê-Công cho biết.

Tăng cường hợp tác giữa ABF và Hải quan Việt Nam

Liên quan tới doanh nghiệp vừa và nhỏ được công nhận là ATT, những quy định về ATT ban đầu được quy định tại Luật Hải quan. Nhưng bản thân Luật Hải quan không có quy định cụ thể về Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), ABF dựa vào quy định của Luật Thuế, theo đó các doanh nghiệp có doanh thu dưới 10 triệu đô la Úc thì được coi là Doanh nghiệp nhỏ. Một nửa doanh nghiệp được công nhận là ATT là doanh nghiệp nhỏ.

Ông Micheal cho biết thêm, một điều quan trọng là ABF phân biệt doanh nghiệp lớn và nhỏ đều dựa trên quy định của WCO SAFE và cũng dựa vào quy định của pháp luật thuế; tuy nhiên ATT là chương trình áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp nhỏ hay lớn; chương trình nhằm vào các doanh nghiệp trong dây chuyền cung ứng quốc tế.

"Tôi chia sẻ thêm thông tin về việc thẩm định một doanh nghiệp ATT, một trong các trụ cột của ATT là an ninh, trong đó các yếu tố liên quan tới an ninh thông tin như thông tin đó được được lưu giữ không, vì yếu tố an ninh có thể bị phá vỡ bởi các yếu tố đơn lẻ; các doanh nghiệp có đáp ứng tiêu chuẩn của ngành không…", ông Micheal bày tỏ.

Tuy nhiên, trong hệ thống ATT cũng có các doanh nghiệp không đạt được tiêu chí an ninh. Một yếu tố quan ngại lớn là an ninh nhân sự, tức là một doanh nghiệp nào đó có thể vi phạm trong dây chuyền cung ứng quốc tế. ABF xem xét các yếu tố an ninh thực thể đối với các doanh nghiệp tiềm năng của ATT; chúng tôi đánh giá các yếu tố an ninh mềm đang gia tăng.

Tại phiên tham vấn, có thể thấy rằng tất cả nước nước thành viên ASEAN đều quan tâm tới yếu tố an ninh mềm và các doanh nghiệp nhìn nhận rằng yếu tố an ninh mềm là tiêu chí để giúp doanh nghiệp tồn tại; cuối cùng là dây chuyền cung ứng quốc tế, yếu tố an ninh đặt ra đối với doanh nghiệp cụ thể nhìn từ khía cạnh đảm bảo an ninh dây chuyền cung ứng quốc tế.

"Hợp tác giữa ABF và Hải quan Việt Nam được tăng cường, chúng tôi nhìn nhận Việt Nam là một đối tác chiến lược toàn diện, chúng ta có nền tảng là quan hệ hợp tác giữa Chính phủ hai nước. Cao ủy AFB Michael Outram đã thăm Hải quan Việt Nam vào tháng 5 vừa qua, đã làm việc với Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn thảo luận về các hoạt động hợp tác, ký kết một văn kiện hợp tác cấp MOU về trao đổi thông tin và hợp tác chống buôn lậu. ABF rất hân hạnh hợp tác với Hải quan Việt Nam để đạt được kết quả tốt đẹp như thế. ABF cũng đã đã nhận thấy tầm quan trọng của quan hệ hợp tác với Hải quan Việt Nam nên gần đây đã cử đại diện với chức danh Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Úc, và đầu mối này đã có nhiều nỗ lực phối hợp với Hải quan Việt Nam triển khai các hoạt động hợp tác", vị tham tán chia sẻ.

Cũng theo ông Micheal Cymbalista, Hội nghị lần thứ 33 này được tổ chức rất thành công, các đoàn đại biểu Hải quan ASEAN, ABF cũng được mời đến tham dự với tư cách là đối tác đối thoại. Hải quan Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, không chỉ là nội dung mà còn các hoạt động bên lề Hội nghị,...

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tăng cường hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và ABF