Theo tìm hiểu, tại xã Quảng Nham (huyện Quảng Xương), hiện có hơn 300 tàu cá hoạt động đánh bắt ở khu vực gần bờ và xa bờ. Ảnh: Đình Minh Đối với những tàu công suất lớn, từ 300 CV trở lên thường xuyên đánh bắt xa bờ, những ngày này, các chủ tàu và người lao động đang tích cực chuẩn bị cho mùa vươn khơi bắt đầu vào ngày 20 tháng Giêng âm lịch. Ảnh: Đình Minh Chiếc tàu 400 CV của anh Thạch Văn Phúc (thôn Thanh, xã Quảng Nham) hiện đang có 7 - 8 lao động làm việc thường xuyên. Năm ngoái, anh Phúc trúng đậm nhiều vụ tôm tít và ghẹ nên cuối năm, các thuyền viên trên tàu đều mang về được trung bình trên 100 triệu đồng cho gia đình. Ảnh: Đình Minh Tranh thủ thời gian chuẩn bị vươn khơi xa bờ, một lao động trên tàu của anh Phúc quét lại sơn trên những cánh cửa gỗ đã bạc màu thời gian. Ảnh: Đình Minh Tại con tàu công suất 350 CV của anh Bùi Văn Trung (44 tuổi, trú thôn Hòa, xã Quảng Nham), các lao động đang tất tả đưa máy móc ra ngoài để bảo dưỡng. Ảnh: Đình Minh Anh Trung cho biết, khu vực hoạt động của tàu là các vùng biển xa bờ trên cả nước như Cô Tô, Vân Đồng, Cẩm Phả, hoặc vào tận trong Huế, Quảng Bình. Ảnh: Đình Minh Hiện trên tàu của anh Trung có 8 lao động với mức thu nhập trung bình từ 10 - 12 triệu đồng/tháng. Chỉ trong đợt bảo dưỡng máy móc đầu năm, anh cho biết đã phải chi tới hơn 150 triệu đồng. Ảnh: Đình Minh Theo anh Trung, hiện để kiếm được lao động đi biển cùng tàu là rất khó vì công việc phải thường xuyên lênh đênh trên biển, xa gia đình. Bởi vậy, cứ khoảng hơn 1 tháng, khi tàu tấp vào neo đậu tại các khu tránh trú, anh Trung lại hỗ trợ đưa lao động về thăm nhà từ 5 - 7 ngày, sau đó lại thuê xe đón lao động quay trở lại làm việc. Ảnh: Đình Minh Công việc bảo dưỡng máy móc được các chủ tàu đánh giá là rất quan trọng để đảm bảo an toàn tối đa nhất cho những chuyến vươn khơi có thể đến vài tháng. Ảnh: Đình Minh Một lao động kiểm tra lại độ chắc chắn của dây thừng để đưa ra quyết định có thay mới hay không. Ảnh: Đình Minh Những chiếc lồng bẫy dùng để bắt hải sản được đưa đi vá lại hay thay mới trước ngày ra khơi. Ảnh: Đình Minh Với việc lênh đênh đánh bắt hàng chục ngày trên biển, mỗi chiếc tàu công suất từ 400 - 500 CV thường phải chuẩn bị trên 3.000 lít xăng, dầu. Ảnh: Đình Minh Người lao động đưa các bộ phận của tàu đến nơi bảo dưỡng. Công việc này thường phải hoàn thành trước ngày 18 tháng Giêng để chuẩn bị cho ngày 20 sẽ vươn khơi. Ảnh: Đình Minh Mỗi tàu thuyền thường chuẩn bị và sử dụng trên 1.600 chiếc lồng bẫy mỗi năm. Vì vậy, cần phải thay mới và vá lại rất nhiều. Ảnh: Đình Minh Những chiếc lồng được chất lên xe ba gác để mang đến nơi vá lại và thay mới bộ lưới. Ảnh: Đình Minh Hàng trăm lao động thời vụ tại xã Quảng Nham sẽ phụ trách việc thay mới và sửa lại các lồng bẫy. Ảnh: Đình Minh Chuẩn bị đá lạnh đưa lên thuyền trước ngày vươn khơi. Ảnh: Đình Minh