Ngày 2/6, tàu vũ trụ Chang'e-6 của Trung Quốc đã hạ cánh xuống phía xa của Mặt trăng.
Nhiệm vụ của tàu Chang'e-6 là thu thập các mẫu đất, đá có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự khác biệt giữa khu vực ở xa ít được khám phá và khu vực gần được biết đến nhiều hơn.
Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc cho biết, mô-đun hạ cánh đã chạm xuống Mặt trăng lúc 6h23 sáng giờ Bắc Kinh tại một miệng núi lửa khổng lồ được gọi là Lưu vực Nam Cực-Aitken.
Đây là tàu vũ trụ thứ hai của Trung Quốc được thiết kế để mang về các mẫu, sau khi sứ mệnh Chang’e 5, đã làm như vậy từ phía gần vào năm 2020.
Trong sứ mệnh hiện tại của Trung Quốc, tàu đổ bộ sẽ sử dụng cánh tay cơ khí và máy khoan để thu thập tới 2 kg vật liệu trên mặt đất và dưới lòng đất trong khoảng hai ngày.
Sau đó, một robot bay lên trên tàu đổ bộ sẽ đưa các mẫu trong thùng chứa chân không bằng kim loại trở lại một mô-đun khác đang quay quanh Mặt trăng. Thùng chứa sẽ được chuyển sang một khoang tái nhập dự kiến quay trở lại Trái đất tại các sa mạc thuộc khu vực Nội Mông của Trung Quốc vào khoảng ngày 25/6.
Các sứ mệnh tới phía xa của Mặt trăng khó khăn hơn vì nó không hướng về Trái đất, cần có một vệ tinh chuyển tiếp để duy trì liên lạc. Địa hình cũng gồ ghề hơn, có ít khu vực bằng phẳng hơn để hạ cánh.