Mặc dù thế giới đã có vaccine và các phương pháp điều trị tại bệnh viện, nhưng một liều thuốc an toàn để điều trị Covid-19 tại nhà được coi là chìa khóa để sống chung với virus SARS-CoV-2. Nó như một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của thuốc kháng virus trong cuộc chiến chống lại đại dịch này và các đại dịch trong tương lai.
Thuốc kháng virus trong cuộc chiến chống đại dịch
Anh từng là quốc gia đầu tiên phê duyệt vaccine ngừa Covid-19 và hiện tiếp tục trở thành nước đầu tiên chấp thuận phương pháp điều trị Covid-19 tại nhà. Cuối tuần trước, cơ quan quản lý dược phẩm của Anh (MHRA) đã bật đèn xanh cho loại thuốc kháng virus Molnupiravir, do Ridgeback Biotherapeutics và Merck & Co. sản xuất, loại thuốc đã cho thấy có khả năng làm giảm một nửa nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở những người mắc bệnh Covid-19 nhẹ đến trung bình thông qua các cuộc thử nghiệm.
Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid đã coi đây là “ngày lịch sử đối với đất nước”. Ông cho rằng, ngoài nước Anh, loại thuốc mới phải là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của thuốc kháng virus trong cuộc chiến chống lại đại dịch này và các đại dịch trong tương lai.
Trong một thông báo của Pfizer về kết quả nghiên cứu của loại thuốc kháng virus do hãng này phát triển, hiệu quả cho thấy thậm chí còn tốt hơn khi nó giúp giảm 89% số ca nhập viện và tử vong trong các thử nghiệm giai đoạn cuối. Pfizer hiện đang làm các thủ tục xin giấy phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc này ở Mỹ.
Việc phê duyệt thuốc Molnupiravir và trông đợi sự phát triển thuốc của Pfizer là không thể chậm trễ đối với Vương quốc Anh bởi nước này có tỷ lệ mắc Covid-19 cao đến mức khó tin. Mặc dù đợt bùng phát gần đây nhất không có nhiều sự gia tăng đáng kể số ca tử vong, nhưng các bệnh viện đã phải đối mặt với tình trạng tồn đọng rất lớn các thủ tục bị trì hoãn và có những lo lắng về việc một mùa dịch tồi tệ có thể gây ra tình trạng căng thẳng về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dẫn đến những khủng hoảng sâu hơn.
Molnupiravir sẽ chỉ được kê đơn cho những người có ít nhất một yếu tố nguy cơ phát triển các bệnh nghiêm trọng như: béo phì, tiểu đường hoặc tuổi cao (trên 60 tuổi). Thuốc có dạng viên, giúp chúng ta dễ dàng sử dụng tại nhà, không giống như thuốc Remdesivir, cần được tiêm vào tĩnh mạch tại bệnh viện cho những trường hợp bệnh nặng hơn.
Triển khai liệu pháp điều trị tại nhà là ưu tiên của Chính phủ Anh một phần cũng vì áp lực mà Dịch vụ Y tế Quốc gia đang gánh chịu. Trở lại hồi tháng 5, Thủ tướng Boris Johnson đã hứa rằng, nước Anh sẽ sớm tìm ra một vũ khí để “ngăn chặn Covid-19 theo cách của mình”. Theo đó, một lực lượng đặc nhiệm mới, được mô phỏng theo Đội đặc nhiệm vaccine đã rất thành công trước đó, được thành lập để xác định các phương pháp điều trị sẽ được sử dụng khi mọi người bị nhiễm bệnh.
Tháng trước, Lực lượng Đặc nhiệm chống virus đã công bố các giao dịch cho hai phương pháp điều trị mới. Một cho 480.000 liệu trình Molnupiravir; loại còn lại dành cho 250.000 liệu trình điều trị của Pfizer bao gồm Ritonavir (một loại thuốc dùng để điều trị nhiễm HIV) cùng với PF-07321332 (được thiết kế để ngăn chặn hoạt động của một loại enzym quan trọng mà virus cần nhân lên).
Phát triển những loại thuốc phổ rộng
Những loại thuốc điều trị Covid-19 cũng là lợi ích cho các nhà sản xuất. Merck, cho biết, họ hy vọng Molnupiravir sẽ tạo ra doanh thu toàn cầu lên tới 7 tỷ đô la vào cuối năm tới (so với 14 tỷ đô la doanh thu năm ngoái của “bom tấn” thuốc điều trị ung thư Keytruda và 5 tỷ đô la cho thuốc điều trị tiểu đường Januvia). Trong khi đó, Pfizer kém hơn một chút, dự kiến sản xuất 180.000 liều điều trị vào cuối năm nay nhưng tăng vọt lên 50 triệu vào cuối năm 2022.
Nói ra điều này để thấy rằng, nếu những sự phát triển này cung cấp một cơ hội cho ngành trị liệu nói chung, đó sẽ là một điều tốt, bởi rất khó để gây nghiện cho virus vì chúng thường xuyên thay đổi. Trong số 220 loại virus được biết đến có thể lây nhiễm sang người, chỉ có 10 hoặc hơn là kháng virus hiệu quả. Không có gì đáng ngạc nhiên khi việc phát hiện ra thuốc điều trị các bệnh truyền nhiễm nói chung không phải là ưu tiên lớn của các công ty dược, bởi chi phí phát triển (có thể là hơn 1 tỷ đô la) và thời gian đưa một loại thuốc mới ra thị trường (có thể là 10 năm) khiến chúng có nguy cơ cao và tiềm ẩn sự rủi ro về tài chính.
Các thử nghiệm thuốc kháng virus cũng đòi hỏi mức độ an toàn sinh học rất cao trong các cơ sở được đầu tư tốn kém và đòi hỏi đào tạo bài bản. Các loại virus thường biến mất trước khi tiến bộ y học đạt được khả năng miễn dịch, và do đó, dự án bị gác lại. Điều này xảy ra trong đợt bùng phát dịch SARS năm 2003.
Với những điều này, không có gì ngạc nhiên khi hy vọng tốt nhất của các hãng dược trong điều trị Covid-19 đến từ các loại thuốc đã bị loại bỏ và hiện đang được sử dụng lại. Molnupiravir vốn không được coi là thuốc điều trị Covid-19, nó được phát triển tại công ty phi lợi nhuận Drug Innovation Ventures at Emory (DRIVE) của Đại học Emory để điều trị virus viêm não ngựa ở Venezuela. Thuốc điều trị mới của Pfizer cũng đã được phát triển từ thuốc trong cuộc khủng hoảng SARS hồi năm 2003.
Một số ứng cử viên kháng virus hiện đang được phát triển khi đại dịch đã nêu bật tầm quan trọng của chiến lược hỗ trợ thuốc kháng virus phổ rộng thay vì các loại thuốc chỉ tìm cách chống lại một loại virus. Phương pháp điều trị này có thể sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc chiến chống lại Covid-19 ở các nước đang phát triển.
Như với bất kỳ loại thuốc nào, thuốc điều trị Covid-19 cũng có những rủi ro. Mặc dù Merck đã khẳng định, loại thuốc này sẽ an toàn nếu được sử dụng theo chỉ định, nhưng một số nhà nghiên cứu vẫn cho rằng, cần có thêm dữ liệu an toàn. Điều đáng lo ngại là đặc tính “gây đột biến” của hợp chất (thuốc hoạt động bằng cách buộc virus tự đột biến chống lại chính nó) có thể gây ra thiệt hại cho vật chủ hoặc đẩy nhanh khả năng kháng thuốc của chính virus.