Thu hoạch đặc sản trời cho chỉ có ở miền Tây

Nguyên Du 12/10/2023 13:36

Khi con nước đổi màu và dâng cao tràn vào đồng ruộng, cũng là lúc người dân khu vực vùng đất trũng phèn ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau bắt đầu được thưởng thức cũng như hưởng lợi từ những đặc sản của thiên nhiên ban tặng.

Anh Phan Văn Bạch, xã Khánh Bình Tây Bắc có hơn 1,5ha lúa. Đến mùa anh cũng trồng lúa như bao người nhưng năm nào cũng vậy cứ mưa xuống là khu vực ruộng lúa của anh và những người dân lân cận đều bị ngập úng. Mất mùa lúa, những người có điều kiện thì lên bờ bao để trồng sen, anh Bạch chưa có điều kiện trồng sen nên mỗi ngày cùng vợ ra đồng nhổ rau mác để kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Vợ chồng anh Phan Văn Bạch, xã Khánh Bình Tây Bắc thu hoạch rau mác.

Rau mác là loài cùng họ với lục bình, tuy nhiên lục bình sống nơi sông hồ, trôi theo nước được còn rau mác thì bám rễ xứ đồng sâu. Mùa mưa là thời điểm rau mác từ đất ngoi lên, từng cọng rau trắng nõn, mập tròn. Nếu trước đây cây rau mác gắn liền với bữa cơm dân dã của người miền Tây thì ngày nay rau mác đã được nhiều nhà hàng, thực khách ưa chuộng như một đặc sản.

Anh Bạch ước tính, mỗi năm khoảng 3 tháng thu nhập từ rau mác cũng cho thu nhập vài chục triệu đồng.

Có giá nên nhiều người tìm mua cây rau mác. Vậy là những người nông dân lại vớt được một mùa rau.

Khi con nước đổi màu và dâng cao tràn vào đồng ruộng, người dân khu vực vùng đất trũng phèn ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau hưởng lợi từ đặc sản của thiên nhiên ban tặng.

Anh Phan Văn Bạch, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, cho biết: “rau mác tự lên không tốn chi phí, giờ nhiều người tìm mua nên cũng được giá, mang lại nguồn thu nhập để giúp gia đình tôi trang trải cuộc sống”.

Thứ rau dại bình dị ở miền Tây sông nước giờ đây đã trở thành món đặc sản lạ ở thành phố không phải lúc nào cũng dễ dàng mua được

Ra đồng từ sáng đến khoảng 12 giờ trưa, sau khi thu hoạch, anh Bạch cùng vợ vào nhà bó rau và chuẩn bị giao cho thương lái. Mỗi bó rau anh bán được từ 3 đến 4 ngàn đồng. Mỗi ngày gia đình anh có thu nhập được từ 300 đến 400 ngàn đồng từ tiền bán rau mác. Anh Bạch ước tính, mỗi năm khoảng 3 tháng thu nhập từ rau mác cũng kiếm được vài chục triệu đồng.

Rau mác sau khi thu hoạch được tập kết để bán cho thương lái.

Cũng giống như anh Bạch, rau mác đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho những người phụ nữ nông thôn lúc nông nhàn. Trong 3 tháng mùa nước có rau mác, trung bình mỗi ngày các chị em đi nhổ rau mác có thu nhập từ 100 đến 200 ngàn đồng.

Rau mác đã đem lợi nguồn thu nhập đáng kể cho những người phụ nữ nông thôn lúc nông nhàn.

Chị Mai Thị Yến, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau chia sẻ, sáng 5 giờ đi nhổ 9-10 giờ đi về ngồi lột tới 12 giờ, vất vả nhưng có nguồn thu nhập nên bà con cũng phấn khởi.

Cây rau dại ngày nào giờ đã là thực phẩm được ưa chuộng trên bàn ăn và là cứu tinh cho những người dân nghèo ít đất hoặc có đất nhưng trũng, phèn, không trồng lúa được.

Loại rau mọc dại xưa nhổ bỏ vứt đi, nay "đổi đời' thành đặc sản ngon nổi tiếng.

Rau mác ăn có vị ngọt, xốp, dai nhẹ có thể xào với tôm hay nấu canh chua. Đặc biệt rau mác ăn sống chấm với cá kho hoặc ăn kèm lẩu mắm thì rất hợp. Và thứ rau dại bình dị ở miền Tây sông nước giờ đây đã trở thành món đặc sản ở thành phố.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Thu hoạch đặc sản trời cho chỉ có ở miền Tây

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO