Việc nước Anh tổ chức trưng cầu dân ý với kết quả rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) đã làm gia tăng các nguy cơ đối với nền kinh tế thế giới, các lãnh đạo tài chính đến tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Tây Đô, Trung Quốc đã nói như vậy trong phiên họp ngày 24/7.
Hội nghị thượng đỉnh G20 kéo dài 2 ngày, được tổ chức tại Tây Đô,
Trung Quốc. (Nguồn: Getty).
Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tổ chức vào ngày 23/6 đã “thêm phần bất ổn” cho nền kinh tế toàn cầu; nhóm gồm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới nhận định.
“Trong tương lai, chúng tôi hy vọng nước Anh sẽ vẫn là một đối tác gần gũi của EU” - G20 cho hay.
Trong cuộc họp thượng đỉnh lần này, những vấn đề về thao túng tiền tệ sẽ được đặt lên bàn tròn nghị sự bên cạnh tâm điểm Anh rời EU. Đây cũng được xem là dịp ra mắt của tân Bộ trưởng tài chính Anh Philip Hammond. Ông sẽ trình bày kế hoạch duy trì tăng trưởng kinh tế của Anh sau Brexit trong cuộc họp.
Phát biểu tại phiên họp, ông Philip Hammond hé lộ rằng Brexit đã trở thành một đề tài nóng hổi trong hội nghị kéo dài hai ngày. Ông nói: “Thực tế là sẽ có một tình trạng bất ổn tiếp diễn trong khi chúng tôi đàm phán với EU”.
Trong cuộc họp tổ chức tại thành phố Tây Đô, Trung Quốc, G20 nói rằng họ đã sẵn sàng để đối đầu với những ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế và tài chính từ sự kiện Brxit. Một số nhân tố khác cũng khiến kinh tế toàn cầu chững lại bao gồm các cuộc xung đột địa-chính trị, chủ nghĩa khủng bố và dòng người di cư.
Chủ tịch Ngân hàng trung ương Đức, Jens Weidmann, cho hay hiện vẫn chưa có tín hiệu đà phát triển kinh tế châu Âu bị ảnh hưởng bởi kết quả trưng cầu dân ý ở Anh. G20 nhất trí rằng, bất chấp ảnh hưởng từ Brexit, kinh tế toàn cầu vẫn sẽ được cải thiện trong năm 2016 và 2017.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFM) mới đây đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu do lo ngại quan hệ thương mại không chắc chắn giữa EU và Anh ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và niềm tin của người tiêu dùng. Mặc dù những số liệu kinh tế gần đây chưa chứng minh được tác động tiêu cực của Brexit đến tăng trưởng kinh tế Anh, tuy nhiên bộ trưởng Tài chính Anh, Philip Hammond, tuyên bố đất nước ông sẵn sàng thiết lập lại chính sách tài chính nếu cần thiết.