Tìm đầu ra bền vững cho lúa hữu cơ

Phúc Sơn 25/03/2019 06:00

Sản phẩm lúa hữu cơ ở hai xã đảo Long Hòa và Hòa Minh (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) nổi tiếng là gạo ngon. Thế nhưng, qua gần 10 năm sản xuất, gạo hữu cơ của hai xã đảo vẫn chưa có được một thương hiệu cho mình.

Năm 2010, để phá bỏ phương thức sản xuất độc canh cây lúa mùa, nuôi con tôm sú 2 vụ trong năm kém hiệu quả kinh tế và gặp nhiều rủi ro, UBND của xã Long Hòa và Hòa Minh mạnh dạn chủ trương chuyển cơ cấu sản xuất, áp dụng mô hình sản xuất trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, nhằm đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tránh được rủi ro về ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.

Nhờ cây lúa được trồng ít sử dụng phân hóa học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên hạt gạo lúa mùa của 2 xã đảo trở thành sản phẩm gạo sạch, dẻo ngon và nhanh chóng được người tiêu dùng trong tỉnh ưa chuộng.

Tuy nhiên, trong 3 năm gần đây, một số doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa hữu cơ giảm dần diện tích. Tính đến vụ lúa 2018, tổng diện tích lúa hữu cơ ở 2 xã đảo Long Hòa và Hòa Minh chỉ còn gần 130 ha, giảm hơn 70 ha. Đây là sự thiệt thòi cho nông dân, bởi để được chứng nhận chất lượng lúa hữu cơ, nông dân phải áp dụng kỹ thuật canh tác sạch, không sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật liên tục trong 3 vụ lúa liên tiếp trong 3 năm thì đất ruộng trồng lúa mới được công nhận thực sự là nền ruộng hữu cơ.

Do doanh nghiệp bao tiêu diện tích lúa hữu cơ ít, nhiều nông dân đã phải bỏ công 3 năm xây dựng nền ruộng hữu cơ để chuyển sang nuôi trồng thủy sản.

Vì thế, việc tìm đầu ra cho sản phẩm lúa hữu cơ vẫn đang được coi là bài toán khó.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tìm đầu ra bền vững cho lúa hữu cơ

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO