Trái cây Việt chinh phục thị trường khó tính

Minh Phương 21/07/2021 06:25

Năm 2020, Hoa Kỳ vẫn nhập tới hơn 168 triệu USD rau quả, trái cây Việt Nam. Không chỉ Hoa Kỳ, nhiều thị trường như Nhật Bản, Châu Âu cũng rất ưa chuộng các sản phẩm trái cây của Việt Nam. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho trái cây xuất khẩu vươn ra các thị trường mới, bất chấp những tác động tiêu cực của dịch bệnh.

Sản phẩm trái cây Việt ngày càng nâng cao quy chuẩn, chất lượng để chinh phục các thị trường khó tính.

Thị trường giàu tiềm năng

Dịch bệnh đã khiến cho các giao dịch thương mại quốc tế bị đứt gãy. Tuy nhiên,với những thị trường ưa chuộng các sản phẩm rau quả, trái cây Việt, dịch bệnh vẫn không thể gây ra những tác động tiêu cực cản trở xuất khẩu trái cây Việt sang các thị trường quốc tế.

Theo Bộ Công thương, trong năm 2020, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 168,8 triệu USD rau quả, trái cây Việt, duy trì mức tăng trưởng 12,5%. Hiện, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai với thị phần chiếm khoảng 4-5% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 24,4%.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, mỗi năm thị trường này dành nhiều tỷ USD cho nhập khẩu trái cây. Chỉ riêng năm 2020, Hoa Kỳ đã dành 14,1 tỷ USD cho nhập khẩu trái cây và tiếp tục sẽ để một khoản “Mỹ kim” lớn cho việc nhập khẩu các sản phẩm ngành này.

Bất chấp bối cảnh thương mại toàn toàn cầu chịu ảnh hưởng do dịch Covid -19 bùng phát, 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu rau quả, trái cây sang thị trường này tăng trưởng tới 132%, vượt cả các thị trường vốn nhập nhiều rau quả của Việt Nam như Trung Quốc (tăng 116%), Nhật Bản (109%)...

Bộ Công thương cũng cho biết, tính đến thời điểm này, có 6 loại trái cây tươi của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ gồm thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, vú sữa, xoài. Tuy nhiên lượng xuất khẩu không đáng kể do chi phí vận chuyển, kiểm dịch, xử lý chiếu xạ... khá cao.

Trong khi đó, theo Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, mỗi năm thị trường này dành nhiều tỷ USD cho nhập khẩu trái cây. Chỉ riêng năm 2020, Hoa Kỳ đã dành 14,1 tỷ USD cho nhập khẩu trái cây và tiếp tục sẽ để một khoản “Mỹ kim” lớn cho việc nhập khẩu các sản phẩm ngành này.

Rõ ràng đây là một thị trường vô cùng tiềm năng đối với các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu trái cây của Việt Nam khi mà điều kiện địa lý, khí hậu nhiệt đới đang tạo ra những lợi thế cho chúng ta phát triển nhiều giống trái cây ngon, chất lượng cao.

Theo ông Bùi Huy Sơn, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ, với tính cách cởi mở, ưa trải nghiệm cái mới, người tiêu dùng Hoa Kỳ luôn muốn tìm đến những sản phẩm trái cây ngon, lạ, bổ dưỡng... đó là lý do tại sao kim ngạch nhập khẩu rau quả, trái cây của đất nước này luôn ở mức cao. Đây chính là cơ hội để các hoa quả, đặc sản vùng miền của Việt Nam có thể tiếp cận thị trường này.

Và cơ hội càng lớn đối với trái cây xuất khẩu Việt sang thị trường Mỹ khi hiện nay, rất nhiều DN của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ rất tâm huyết với việc quảng bá trái cây Việt tại thị trường này. Có thể thấy, Hoa Kỳ chính là một trong những thị trường tiềm năng lớn cho sản phẩm trái cây Việt.

Cơ hội cho trái cây Việt chinh phục các thị trường khó tính

Không chỉ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu cũng là thị trường giàu tiềm năng cho xuất khẩu trái cây Việt. Đơn cử như trái vải trong vụ mùa vừa qua đã xuất khẩu một sản lượng không nhỏ sang thị trường Nhật Bản, Pháp.

Tiếp sau trái vải, sản phẩm nhãn với các loại đặc sản nhãn bắp cải, nhãn đường phèn, nhãn tím... rất riêng của Việt Nam cũng đang tiếp tục được cơ quan Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) tìm cách kết nối, giao thương với các đối tác quốc tế.

Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), những thị trường mà quả nhãn của Việt Nam đã chinh phục phải kể đến Trung Quốc, Australia, Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Singapore, Hàn Quốc...

Đặc biệt, tại những thị trường khắt khe như Mỹ, EU, Australia... quả nhãn của chúng ta đã đáp ứng đủ các quy chuẩn của các nước nhập khẩu như truy xuất nguồn gốc rõ ràng, sản xuất và xuất khẩu theo quy trình đáp ứng yêu cầu chất lượng, xác minh tình trạng kiểm dịch thực vật đáp ứng điều kiện nhập khẩu hoa quả tươi của nước nhập khẩu, trước khi xuất khẩu, các sản phẩm đều được xử lý theo các biện pháp phù hợp đảm bảo không có côn trùng. “Điều này đồng nghĩa với việc trái nhãn tươi của Việt Nam được công nhận có chất lượng cao, hoàn toàn có thể chinh phục được các thị trường khó tính trên thế giới”, ông Phú khẳng định.

Để đáp ứng những yêu cầu, quy chuẩn từ các thị trường khó tính nhưng giàu tiềm năng như Hoa Kỳ, EU hay Nhật Bản... những địa phương có diện tích trồng nhãn quy mô tập trung của Việt Nam như Hưng Yên, Sơn La, Hải Dương, một số tỉnh miền Tây... đang ngày càng hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất, tập trung phát triển các vùng trồng nhãn đạt tiêu chuẩn cao như Vietgap, Global…

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Trái cây Việt chinh phục thị trường khó tính