Hầu hết người bị cảm lạnh sẽ tự khỏi và phục hồi sau khoảng 3-7 ngày. Ai cũng có thể mắc cảm lạnh nhưng người già trẻ nhỏ dẽ mắc bệnh hơn.
Theo SKĐS, thời tiết toàn miền Bắc đang đón nhận đợt rét đậm, rét hại tăng cường. Thời tiết này khiến bệnh tật gia tăng. Một trong các bệnh hay gặp nhất đó là cảm lạnh, đặc biệt là ở người già và trẻ em.
Triệu chứng mắc cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh xảy ra do nhiễm virus ở đường hô hấp trên như mũi và họng. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng thường gây khó chịu cho người mắc. Có rất nhiều loại virus có thể gây ra cảm lạnh, nhưng virus thuộc nhóm rhinovirus là nguyên nhân chính gây bệnh. Virus lây truyền khi người bệnh ho hay hắt hơi hoặc người lành tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với nước bọt hoặc dịch tiết của người bệnh.
Hầu hết người bị cảm lạnh sẽ tự khỏi và phục hồi sau khoảng 3-7 ngày. Ai cũng có thể mắc cảm lạnh nhưng người già trẻ nhỏ dẽ mắc bệnh hơn.
Biểu hiện đầu tiên của cảm lạnh chỉ là đau hay rát họng. Sau có kèm theo các triệu chứng như: nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho hoặc hắt hơi. Cảm lạnh có thể còn bị sốt, mệt mỏi, đau người. Bệnh nhân cảm thấy chán ăn. Những triệu trên thường mất đi sau 7 ngày.
Những người có miễn dịch kém như: bệnh nhân bệnh mắc bệnh mãn tính có miễn dịch bị suy yếu sẽ dễ bị cảm lạnh. Cảm lạnh nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa…
Đối với những người có bệnh nền về hô hấp, hen phế quản, COPD…, cảm lạnh có thể làm khởi phát những cơn kịch phát cấp tính.
Cảm lạnh không phải bệnh khó chữa nhưng dễ mắc. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh luôn được chú trọng, bằng cách:
Vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn. Tránh tiếp xúc gần người bệnh.
Tăng cường bổ sung các vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vitamin C. Bổ sung bằng cách ăn nhiều rau củ, quả, trái cây có chứa vitamin C như cam, nước chanh, bưởi, các loại rau cải màu xanh.
Khử trùng các vật dụng như: vệ sinh bếp, mặt bàn, đồ dùng, đồ chơi… bằng chất khử trùng nếu nhà bạn đang có người bị cảm lạnh.
Vệ sinh răng miệng đúng cách. Súc họng bằng nước muối pha loãng, dung dịch súc họng bán sẵn trên thị trường.
Rèn luyện, tập thể dục thể thao hằng ngày với các bộ môn phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của bản thân.
Ăn đủ chất. Ngủ đủ giấc. Kiểm soát tâm lý tốt để phòng bệnh hiệu quả.
Dùng thuốc OTC điều trị cảm lạnh thế nào?
Điều trị nghẹt mũi và hắt hơi
Những loại thuốc này có thể giúp bạn thở dễ dàng hơn:
Thuốc kháng histamine: Các nghiên cứu cho thấy, thuốc kháng histamine không cải thiện nhiều triệu chứng cảm lạnh, nhưng chúng có thể hoạt động tốt hơn khi kết hợp với thuốc thông mũi. Một số loại thuốc kháng histamine có thể gây buồn ngủ hơn những loại khác, vì vậy hãy lưu ý các tác dụng phụ khi dùng thuốc. Không nên uống rượu khi đang sử dụng thuốc này. Thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
Thuốc kháng histamin thường dùng như chlorpheniramin, diphenhydramine...
Thuốc thông mũi: Làm co các mạch máu bị sưng trong mũi để giảm nghẹt mũi. Thuốc thông mũi có tác dụng phụ ngược lại với thuốc kháng histamine. Thuốc có thể khiến bạn bồn chồn. Tránh dùng thuốc trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ, vì thuốc có thể gây khó ngủ. Nếu bị tăng huyết áp, nên trao đổi với bác sĩ xem liệu có thể sử dụng thuốc thông mũi hay không. Ngoài ra, không sử dụng thuốc xịt thông mũi trong hơn 3 ngày liên tiếp vì có thể làm cho mũi nghẹt trở lại.
Các thuốc thông mũi thường dùng là pseudoephedrine (dạng uống), phenylephrine, oxymetazolin (nhỏ, xịt mũi)...
Điều trị ho khi cảm lạnh
Thông thường, không cần điều trị ho. Các cơn ho có thể tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu ho gây khó chịu có thể dùng một số thuốc có thành phần ngăn chặn phản xạ ho. Những loại khác chứa tác nhân làm loãng chất nhầy. Thuốc ho thường không gây ra tác dụng phụ ở người lớn khỏe mạnh. Nhưng có thể khiến một số người cảm thấy chóng mặt hoặc buồn ngủ. Tuyệt đối dùng thuốc kéo dài mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
Các thuốc trị cảm lạnh, giảm ho không kê đơn: dextromethorphan, guaifenesin...
Điều trị đau và sốt
Acetaminophen (paracetamol) làm giảm đau, hạ sốt, có trong nhiều sản phẩm trị ho và cảm lạnh. Đọc kỹ các nhãn thuốc và làm theo đúng hướng dẫn về liều lượng để tránh uống quá liều acetaminophen.
NSAID như ibuprofen và aspirin rất tốt cho chứng đau nhức. Tuy nhiên, nếu đang dùng thuốc làm loãng máu, cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng aspirin. Không cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên uống aspirin. Thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc một căn bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng được gọi là Hội chứng Reye.
Các thuốc ibuprofen, acetaminophen và aspirin cũng có thể làm dịu cơn đau họng hoặc có thể dùng dạng viên ngậm hoặc dùng thuốc xịt họng có chứa chất giảm đau như benzocain.
Lưu ý khi sử dụng thuốc OTC
Hiện nay, việc mua thuốc OTC điều trị cảm lạnh khá dễ dàng. Mặc dù là thuốc không kê đơn, nhưng khi sử dụng cần lưu ý:
- Tránh dùng 2 loại thuốc điều trị cảm vì có thể gây tương tác thuốc. Một số bệnh có thể tương tác với thuốc điều trị cảm lạnh (thuốc thông mũi). Vì vậy, nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe (bệnh tăng nhãn áp, bệnh tim, tăng huyết áp hoặc nhịp tim không đều...) hoặc các thuốc đang sử dụng để tránh các tương tác có thể xảy ra.