Những ưu tiên này vừa được Bộ Y tế công bố sáng ngày 18/12, tại một hội nghị được tổ chức do cơ quan này và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Trần Ngọc Kha.
Trước hết, ưu tiên nâng cao chất lượng dịch vụ cho các khu vực có tỷ lệ tử vong mẹ đạt tới mức độ thấp, tăng cường dịch vụ đi kèm với nâng cao chất lượng dịch vụ tại những vùng có tỷ lệ tử vong mẹ duy trì ở mức độ cao.
Tiếp đến, phối hợp với các nhà cung cấp viễn thông để chủ động cung cấp thông tin cho thanh thiếu niên chưa lập gia đình, cải thiện sự hợp tác giữa các cơ sở công và tư trong việc cung cấp các dịch vụ thân thiện và các biện pháp phòng tránh thai.
Xây dựng các chiến lược quốc gia và các chính sách về phòng chống và kiếm soát bệnh ung thư sinh sản, cũng như xây dựng các cơ chế tài chính để phân bổ các nguồn lực và lồng ghép các chương trình phòng chống và kiểm soát trên các ung thư sinh sản vào các chương trình quốc gia về phòng chống các bênh không lây nhiễm. Tăng cường hệ thống y tế theo hướng cải thiện các mối liên kết và lồng ghép cấn đề HIV với sức khoẻ tình dục, sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình trong các chính sách, các chương trình dịch và các vụ ở tất cả các cấp...
Theo GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, những ưu tiên nói trên xuất phát từ một thực tế mặc dù hiện nay chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng trong việc đạt các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) nhưng vẫn còn sự chênh lệch trong tỷ lệ tử vong và bệnh tật giữa các vùng, miền và giữa các nhóm dân số khác nhau, đặc biệt là trong nhóm dân tộc thiểu số. Vẫn còn có sự khác biệt và thiếu công bằng trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình tại các vùng khác nhau trên cả nước. 1/3 số thanh niên vẫn gặp cản trở trong việc tiếp cận đầy đủ thông tin và dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình.