Xả nước bất hợp lý: Người nuôi thủy sản chịu hậu quả

Trang Hạ 06/10/2015 09:35

Gần 100 ha thủy sản xen canh của người dân thôn Triều Thủy, xã Phú An, huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên - Huế) gần đến mùa thu hoạch bỗng dưng chết hàng loạt. Người nuôi trồng thủy sản có nguy cơ trắng tay. Nguyên nhân từ đâu? 

Người dân thôn Triều Thủy đau lòng khi cá nuôi bất ngờ bị chết.

Bà Phan Thị Hường (thôn Triều Thủy) phản ánh, từ hơn 1 tuần nay, gia đình bà cùng hàng chục hộ dân khác trong thôn phải tiến hành vớt một lượng lớn cá nuôi trong diện tích hồ 4ha đem đi tiêu hủy. “Do năm nay thời tiết thuận lợi, nên khi hết vụ chính, tui mua các giống cá dìa, kình, hồng mỹ, tôm và cua về nuôi vụ trái. Gần đến ngày thu hoạch thì đùng một cái cá lăn ra chết nổi trắng hồ, mất trắng 50 đến 70 triệu trong chớp mắt”.

Theo phản ảnh của người dân từ ngày 22/9, chính quyền xã Phú An bắt đầu xả nước từ vùng ruộng Triều Thủy qua các cống Cửa Hói và Cửa Đập khiến một lượng tạp chất, thuốc trừ sâu… tràn vào hồ nuôi khiến cá nổi lờ đờ và chết.

Ông Nguyễn Đăng Bảy một người dân nuôi cá ở khu vực thôn Triều Thủy bức xúc kể: Gia đình tôi thả nuôi cá dìa, cá kình và cua trên tổng diện tích gần 4 ha gần khu vực cống Cửa Hói. Mỗi ngày thu nhập nhờ bán các loại hải sản này cũng kiếm lời được từ 800 đến 1 triệu đồng.

Từ ngày nguồn nước ô nhiễm ở ruộng được lãnh đạo xã chỉ đạo xả nước xuống vùng nuôi trồng thủy sản qua cống Cửa Hói, cống Đập Con khiến thu nhập gia đình giảm sút. Có ngày đi mãi trên hồ nuôi chỉ bắt được vài con cá kình, cá dìa.

Cống Cửa Hói mới xả trong ngày 22/9 tức thì một ngày sau đó, cá đã chết trắng hồ nuôi. Đây là hiện tượng bất thường khiến người nuôi cá, cua ở đây không kịp trở tay. Tui nghĩ lãnh đạo xã cũng phải có trách nhiệm trong chuyện này trước để an dân. Sau rút kinh kiệm trong việc điều tiết thủy lợi giữa vùng nuôi trồng thủy sản và vùng trống lúa ở xã Phú An.

Việc lãnh đạo xả nước đột ngột không thông báo rộng rãi đến dân khiến bà con thiệt hại gần 3 tỷ đồng. Việc biện minh của lãnh đạo “phải xả ra để giảm tải nước, tránh ảnh hưởng nông nghiệp” khiến bà con không đồng tình. Nhiều người dân cho rằng nguyên nhân xảy ra trình trạng cá chết đồng loạt là do sự tắc trách của địa phương trong việc điều tiết thủy lợi.

Trong số trên 80 hộ tham gia nuôi trồng thủy sản tại khu vực thôn Triều Thủy, hộ thiệt hại nhiều nhất từ 80 đến 100 triệu đồng, hộ ít từ 20 đến 30 triệu đồng. Có những ngày cao điểm (ngày 24 đến 26/9) cá đồng loạt chết trắng vùng nuôi, người dân phải thuê cả xe tải đến chở cá chết, cá đang còn thoi thóp thở đem bán cho heo ăn.

Theo người dân địa phương, việc xả nước vào thời điểm này là không hợp lý vì tất cả diện tích lúa trên đồng đã thu hoạch xong. Trong lúc đó hệ thống đê nội đồng vừa mới được tu bổ, bảo trì trong những năm vừa qua.

Quá bức xúc, nhiều hộ dân thôn Triều Thủy đã mang cá chết, cùng đơn kiến nghị đến UBND xã Phú An để phản ánh sự việc. Trước đó UBND xã Phú An đã từng hứa với bà con sẽ không xả nước khi bà con đang vào vụ nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, năm nay UBND vẫn xả nước.

Lí giải chuyện này ông Đặng Anh Hùng, Phó chủ tịch xã Phú An cho rằng, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến nước mặn tràn vào đồng ruộng nên UBND xã tiến hành xả nước qua các cống Cửa Hói, Cửa Đập, nhưng với lượng rất nhỏ và thời gian một ngày đêm. Việc cá của người dân chết có phần nào nguyên nhân từ việc xả nước.

“Thời gian xả là một ngày một đêm. Do hệ thống truyền thanh xã bị sự cố chưa khắc phục được, nên chưa tuyên truyền kịp cho bà con nhân dân. Thành ra sau 2 ngày bà con nhân dân xung quanh cống xả nước họ có phản ánh cá chết”- ông Hùng cho biết thêm.

Việc lãnh đạo xả nước đột ngột không thông báo rộng rãi đến dân khiến bà con thiệt hại gần 3 tỷ đồng. Việc biện minh của lãnh đạo “phải xả ra để giảm tải nước, tránh ảnh hưởng nông nghiệp” khiến bà con không đồng tình. Nhiều người dân cho rằng nguyên nhân xảy ra trình trạng cá chết đồng loạt là do sự tắc trách của địa phương trong việc điều tiết thủy lợi.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Xả nước bất hợp lý: Người nuôi thủy sản chịu hậu quả

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO