Xây đắp mối quan hệ hiệu quả, rộng mở

Hoàng Mai 16/02/2016 18:00

Hôm nay (16-2, theo giờ địa phương) tại Sunnylands, bang California, Hoa Kỳ, lãnh đạo các nước trong ASEAN sẽ có cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Đây được xem như Hội nghị Cấp cao (HNCC) đặc biệt ASEAN-Mỹ, mở đầu cho một hoạt động đối ngoại đa phương lớn trong năm 2016 giữa nội khối ASEAN với một đối tác quan trọng của khối. Cuộc gặp cũng được xem như một cơ hội tốt để hai bên đưa quan hệ đối tác chiến lược đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả; làm cơ sở cho hòa bình, hợp tá

Xây đắp mối quan hệ hiệu quả, rộng mở

Đại sứ Việt Nam Phạm Quang Vinh.

Trước thềm chuyến thăm, ngay đầu năm 2016, tại Thủ đô Washington (Mỹ), Đại sứ Việt Nam Phạm Quang Vinh đã chủ trì phiên họp thường kỳ của Ủy ban ASEAN (ACW) tại Washington- phiên họp đầu tiên trong nhiệm kỳ nước ta làm Chủ tịch ACW- một phiên họp trong bối cảnh đặc biệt khi ASEAN vừa chính thức trở thành Cộng đồng chung; rồi việc hai bên vừa tuyên bố thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược vào năm 2015.

Hội nghị tại Sunnylands sẽ là dịp để hai bên bày tỏ thiện chí trong mối quan hệ ASEAN- Mỹ mà cả hai bên đều thấy rằng, không có bất cứ lý do gì để không thể thắt chặt hơn nữa quan hệ vì lợi ích của mỗi bên. Cũng vì thế, những vấn đề cần ưu tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh Sunnylands ngày 15-16 tháng 2 năm 2016 sẽ là, tập trung làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Hoa Kỳ; ủng hộ Cộng đồng ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực; trao đổi về các biện pháp tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực ưu tiên đã được xác định trong Tuyên bố Đối tác Chiến lược ASEAN – Hoa Kỳ, bao gồm liên kết kinh tế, an ninh, trong đó có an ninh biển, ứng phó với các thách thức xuyên quốc gia, giáo dục – đào tạo, giao lưu nhân dân.

Trở lại lịch sử mối quan hệ ASEAN- Mỹ kể từ khi hai bên chính thức thiết lập quan hệ đối thoại vào tháng 9 năm 1977 tại Manila (Philippines) đến nay đã gần tròn 4 thập kỷ. Trải qua từng ấy thời gian, bên cạnh những vấn đề liên quan đến an ninh- chính trị, hiện nay đối thoại giữa ASEAN và Mỹ đã mở rộng trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, kể từ đầu năm 2009, Chính quyền Tổng thống Barrack Obama đã khẳng định lại và có các bước đi hết sức tích cực, làm đậm thêm sự gắn kết của Mỹ với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng. Cũng chính Tổng thống Obama là người đã khai mạc Hội nghị các nhà lãnh đạo Mỹ - ASEAN vào năm 2009 và phát triển nó thành một loạt các hội nghị cấp cao mà HNCC Sunnylands chính là một bước đi trong tiến trình đẩy mạnh hơn nữa quan hệ ASEAN-Mỹ.

Vậy, với các HNCC được tổ chức thường xuyên giữa hai bên thì lần này có gì khác biệt? Rõ ràng, tăng cường quan hệ với ASEAN được xem như nằm trong lộ trình hướng Đông của Mỹ và sự hiện diện của nước Mỹ ở khu vực này sẽ là một phép thử tốt cho vai trò của chính nước Mỹ tại Đông Nam Á và châu Á- Thái Bình Dương. Mặt khác, từ lâu rồi, ASEAN đã mong muốn và nỗ lực để xây dựng khối với vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình. Quá trình ấy thuận lợi có, thách thức cũng có. Thuận lợi thì đã đành nhưng với thách thức, rõ ràng, ASEAN cần những cái bắt tay đầy thiện chí của các nước lớn. Bởi, ASEAN sở hữu một tuyến đường hàng hải huyết mạch của quốc tế, đứng vào hàng thứ hai trên thế giới. Cũng bởi thế, việc giữ cho khu vực trở nên hòa bình, ít xung đột lúc nào cũng là việc quan trọng bậc nhất của các nhà lãnh đạo các nước trong ASEAN và trên thế giới. Hỗ trợ để ASEAN làm tốt điều này cũng chính là cách xây dựng hình ảnh của mình với thế giới- một việc mà bất cứ nước lớn nào cũng muốn thể hiện.

Thực tế như đã nói trên, ASEAN và Mỹ có một nền tảng quan hệ khá vững chắc với gần 40 năm và để cái nền tảng vốn vững chắc ấy được rộng mở hơn, vững chắc hơn, theo Chủ tịch Viện Các vấn đề quốc tế của Singapore Simon Tay nói trên tờ Today, nước Mỹ cần làm nhiều hơn những gì đã làm và làm được; chẳng hạn như việc “Mỹ nên ủng hộ các nỗ lực của ASEAN trong việc đàm phán để có được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với Trung Quốc.” hay như việc “thúc đẩy hợp tác giữa Mỹ và ASEAN” mà kinh tế là một vấn đề trong số đó.

Hiệp định TPP vừa mới kết thúc đàm phán và chính thức được các Bộ trưởng Kinh tế 12 nước thành viên ký mới đây tại Auckland (New Zealand); trong đó có sự tham gia của Mỹ và 4 nước trong Cộng đồng ASEAN (Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam) là một ví dụ tốt cho việc thúc đẩy các mặt của hợp tác kinh tế ASEAN-Mỹ. Trong khi một số người cho rằng, TPP sẽ làm cho ASEAN không còn muốn nỗ lực trong việc phát triển một cộng đồng kinh tế với một “công xưởng” đồng nhất thì ông Simon Tay cho rằng, hơn bao giờ hết, lúc này “Mỹ nên tích cực hỗ trợ Cộng đồng Kinh tế ASEAN, và khuyến khích các thành viên ASEAN tham gia vào TPP.”- Điều ấy xem ra có tính khả thi khi 3 nước thành viên khác của ASEAN là Indonesia, Philippines và Thái Lan đã “đánh tiếng” thể hiện sự quan tâm với TPP, dù rằng gia nhập TPP có thể không hoàn toàn dễ dàng.

Rồi chuyện cân bằng cách tiếp cận trong quan hệ Mỹ- ASEAN cũng được ông Simon Tay nhắc đến. Nó được hiểu như việc cân bằng giữa các quan niệm Đông-Tây xưa nay vốn có một khoảng cách nhất định. Vì lý do này mà cuộc họp Ủy ban ASEAN tại Mỹ hồi đầu tháng 1 vừa qua, các quan chức Mỹ và ASEAN đã nhất trí sẽ kiến nghị đưa vào nghị trình của HNCC đặc biệt ASEAN-Mỹ các vấn đề được ưu tiên trong Tuyên bố quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên. Mong muốn là xây dựng một quan hệ đối tác chiến lược trên nền tảng rộng lớn, một cách hiệu quả nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Xây đắp mối quan hệ hiệu quả, rộng mở