Xây dựng những miền quê đáng sống

Đình Minh| 06/12/2023 14:52

Trong giai đoạn 2021-2023, huyện Quan Sơn đã huy động được gần 47 tỷ đồng thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM); đã xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo 71,43 km đường giao thông nông thôn; 20,37 km kênh mương và rãnh thoát nước; 11 công trình thủy lợi, 11 nhà văn hóa bản, trồng mới được trên 65 km đường hoa, cây xanh, 12 km điện thắp sáng công cộng, có thêm 5 bản đạt chuẩn NTM, 2 bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu…

picsart_23-12-03_18-37-58-639.jpg

Sau 13 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo, huy động hiệu quả các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, hoàn thiện các tiêu chí giao thông, thủy lợi, hệ thống điện nông thôn, trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa xã, thôn, vệ sinh môi trường và đầu tư phát triển sản xuất. Từ đó, diện mạo vùng nông thôn xứ Thanh ngày một thay đổi theo hướng tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao một cách rõ rệt.

picsart_23-12-03_18-02-41-619.jpg
picsart_23-12-03_21-18-44-845.jpg
Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn tại huyện biên giới Quan Hóa đã thay đổi đáng kể.

Trong giai đoạn 2021-2023, huyện Quan Sơn đã huy động được gần 47 tỷ đồng thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM); đã xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo 71,43 km đường giao thông nông thôn; 20,37 km kênh mương và rãnh thoát nước; 11 công trình thủy lợi, 11 nhà văn hóa bản, trồng mới được trên 65 km đường hoa, cây xanh, 12 km điện thắp sáng công cộng, có thêm 5 bản đạt chuẩn NTM, 2 bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu…

Lũy kế đến nay, Quan Sơn đã có 2 xã đạt chuẩn NTM; 9 bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 56 bản đạt chuẩn NTM; bình quân toàn huyện đạt 6,36 tiêu chí NTM/xã; 2,82 tiêu chí NTM nâng cao/xã. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 28 triệu đồng, tăng 4,1 triệu đồng so với năm 2021. Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2023-2025, huyện Quan Sơn phấn đấu có thêm 6 xã, 7 bản đạt chuẩn NTM; 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã và 7 bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

picsart_23-12-03_21-24-17-948.png
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan về thăm và làm việc tại huyện Mường Lát đầu năm 2023.

Tại huyện Quan Hóa, đến tháng 10/2023, tổng tiêu chí xã NTM toàn huyện đạt 145/266 tiêu chí; bình quân số tiêu chí xã NTM đạt 10,35 tiêu chí/xã. Tổng số tiêu chí xã NTM nâng cao toàn huyện đạt 75/266 tiêu chí; bình quân số tiêu chí xã NTM nâng cao đạt 5,35 tiêu chí/xã. Trong năm 2023, huyện chưa có xã, bản được công nhận đạt chuẩn NTM theo các cấp độ. Từ khi triển khai xây dựng NTM đến nay, toàn huyện có 6 sản phẩm OCOP, 1 xã đạt chuẩn NTM là Phú Nghiêm.

picsart_23-12-03_21-21-53-288-1-.jpg
Ông Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đi thăm các mô hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn.

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá trị sản xuất trồng trọt của huyện đạt khoảng 180 tỷ đồng; toàn huyện tích tụ được gần 100 ha đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, đưa được mô hình trồng mận trên 4 ha ở xã Trung Sơn. Về chăn nuôi, hiện địa phương phát triển đàn trâu hơn 3.000 con; đàn bò hơn 11.000 con; đàn lợn khoảng 8.500 con; đàn dê 2.700 con; đàn gia cầm, thủy cầm gần 104.000 con...

picsart_23-12-03_21-17-51-302.jpg
Vùng trồng nho, đào, quất mang lại thu nhập cao cho nhiều địa phương ở Thanh Hóa.

Về xây dựng hạ tầng, năm 2023, huyện có hơn 9km đường giao thông nông thôn được mở rộng và xây dựng mới. Hệ thống thủy lợi đảm bảo 73% nhu cầu tưới tiêu, xây dựng mới được gần 3km kênh mương. Đến nay, 100% số xã có điện lưới quốc gia, số thôn bản có điện chiếu sáng đạt 107/107 bản, khu phố.

Là huyện nghèo nhất, lại nằm xa nhất của tỉnh Thanh Hóa nên Mường Lát gặp rất nhiều khó khăn trong xây dựng NTM. Đến nay, toàn huyện mới chỉ đạt 4,86 tiêu chí/xã và 17/77 bản được công nhận đạt chuẩn NTM. Trong đó, xã Mường Chanh đạt 8/19 tiêu chí; 2 xã Quang Chiểu và Nhi Sơn đạt 5/19 tiêu chí; các xã Mường Lý, Pù Nhi, Tam Chung, Trung Lý cùng đạt 4/19 tiêu chí.

picsart_23-12-03_21-22-34-486-1-.jpg
Giống lúa nếp Cay Nọi, sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện Mường Lát.

So với các huyện miền núi trong tỉnh, tốc độ xây dựng NTM của huyện Mường Lát tương đối chậm. Cái khó của địa phương là xuất phát điểm kinh tế thấp, kết cấu hạ tầng thiếu thốn, sản xuất nông, lâm nghiệp chủ yếu là tự cung, tự cấp dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo ở mức rất cao, chiếm tới 65,4%. Ngoài ra, trình độ dân trí thấp, kéo theo nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân chưa đầy đủ về chương trình xây dựng NTM, còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Để giải quyết vấn đề này, vào ngày 29/9/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá đã ban hành Nghị quyết số 11 với mục tiêu đến năm 2030, huyện Mường Lát thoát nghèo. Cụ thể, trong giai đoạn 2021-2025, phấn đấu đạt tốc độ sản xuất bình quân hàng năm trên 10%; huy động vốn đầu tư phát triển xã hội đạt hơn 3.500 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 7% trở lên. Đến năm 2025, thu nhập bình quân đạt trên 25 triệu đồng; tỷ lệ đường giao thông được cứng hóa đạt 75% trở lên; Có 2 xã và có thêm 20 bản đạt chuẩn NTM.

picsart_23-12-03_18-01-56-507.jpg
picsart_23-12-03_21-19-30-487.jpg
Diện mạo thị xã Bỉm Sơn hôm nay.

Ngày 23/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định công nhận thị xã Bỉm Sơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2022. Đây là địa phương cấp huyện duy nhất của tỉnh Thanh Hóa được công nhận đạt chuẩn NTM trong năm này.

Qua hơn 10 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, thị xã Bỉm Sơn đã đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, chuyển dịch cơ cấu theo hướng ngành công nghiệp chủ lực như: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, lắp ráp ô tô... tiếp tục phát triển.

picsart_23-12-03_21-20-07-294.jpg
Nhiều dự án giao thông kết nối với các huyện lân cận đang được triển khai tại Bỉm Sơn.

Trong giai đoạn 2012 - 2022, Bỉm Sơn đã huy động hơn 332 tỷ đồng cho xây dựng NTM, trong đó, ngân sách Trung ương 6,9 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 17,977 tỷ đồng, ngân sách thị xã 30,957 tỷ đồng, nguồn hỗ trợ từ doanh nghiệp 18,364 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa…

Tổng giá trị sản xuất năm 2022 trên địa bàn thị xã đạt trên 33 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 10,71%. Từ việc xây dựng NTM đã tạo ra diện mạo đô thị và vùng nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc, thu nhập của người dân từng bước được nâng cao.

picsart_23-12-03_21-23-38-097-1-.jpg
Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đi khảo sát các mô hình nông nghiệp, các sản phẩm OCOP tại các địa phương.

Hiện nay, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 77,23%, các ngành dịch vụ - thương mại chiếm 22,02% và ngành nông nghiệp chiếm 0,75%.

Đến nay, thị xã đã có hơn 200 doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, hệ thống chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích; cửa hàng bán lẻ ngày càng phát triển, rộng khắp, đáp ứng nhu cầu giao thương giữa thị xã với các địa phương lân cận và nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của Bỉm Sơn đạt 64,6 triệu đồng/người/năm (gấp 1,6 lần so với năm 2012); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,2% (giảm 2,99% so với năm 2012).

picsart_23-12-03_22-04-27-851.jpg
Người dân hiến đất làm đường giao thông, mở rộng không gian vùng nông thôn ở Thanh Hóa.

Hiện tại, toàn thị xã Bỉm Sơn đã có 6/6 phường đạt chuẩn các tiêu chí đô thị văn minh theo quy định. Ngoài ra, một số xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM trước đó đã được sát nhập vào thị xã (xã Hà Lan đã sáp nhập vào phường Đông Sơn).

Để bảo đảm quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, thị xã Bỉm Sơn ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất, hoàn thiện các tiêu chí giao thông, thủy lợi, hệ thống điện nông thôn, trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa xã, thôn, vệ sinh môi trường và đầu tư phát triển sản xuất. Nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, thị xã đã chỉ đạo chủ đầu tư tập trung, triển khai có trọng tâm, trọng điểm. Việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực được thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

Nguồn vốn Nhân dân đóng góp và nguồn vốn huy động khác được thực hiện đúng quy định, bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, do người dân tự bàn bạc, quyết định, thực hiện đúng quy chế dân chủ, không áp đặt. Nhân dân trực tiếp quản lý, quyết định đầu tư theo đúng các hạng mục trong đề án XDNTM đã được phê duyệt.

picsart_23-12-03_18-03-39-538.jpg
picsart_23-12-03_21-20-44-128.jpg
Những con đường bê tông thẳng tắp, rợp bóng cây xanh tại vùng nông thôn xứ Thanh.

Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, đến nay, Thanh Hóa đã có 13 huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đạt hơn 80% chỉ tiêu toàn nhiệm kỳ; 363 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 80 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. So với mục tiêu cả giai đoạn 2021 – 2025, chỉ tiêu xã nông thôn mới đạt hơn 88%, xã nông thôn mới nâng cao đạt 68% và xã nông thôn mới kiểu mẫu đạt gần 46%.

picsart_23-12-03_21-16-45-225.jpg
Người dân khu vực ven biển ở Thanh Hóa gắn bó với nghề đánh bắt hải sản, cho thu nhập khá.

Đến nay, toàn tỉnh đã cải tạo, nâng cấp hơn 3.700 km đường giao thông nông thôn và kênh mương, xây dựng mới, tu sửa gần 4.000 công trình thiết chế văn hóa, trường học, chỉnh trang trên 46.000 nhà ở dân cư, góp phần hoàn thiện diện mạo nông thôn mới theo hướng sáng, xanh, sạch, đẹp, bảo tồn, giữ gìn phong tục, tập quá văn hóa các dân tộc. Toàn tỉnh hiện có 407 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 1 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao.

picsart_23-12-03_21-23-05-767.jpg
Những hộ dân cả đời sống trên vùng sông nước nay đã được an cư tại những ngôi nhà Đại đoàn kết tại xã Thiệu Vũ (huyện Thiệu Hóa).

Tổng huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2021 - 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 của Thanh Hóa là hơn 18.795 tỷ đồng. Nhờ những chính sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh tăng lên 51,7 triệu đồng năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm giảm 4,4 lần so với năm 2010, còn 6,08% năm 2022.

Đến nay, toàn tỉnh hiện có 407 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 1 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao, 143 sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn và Voso.vn. Cùng với đó, tỉnh cũng đã hình thành 16 điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, có một số sản phẩm đã phát triển trên thị trường trong và ngoài nước và thành lập Hợp tác xã OCOP Thanh Hóa - là một trong số ít địa phương trong cả nước đã thành lập được mô hình hoạt động này.

picsart_23-12-03_20-55-18-381.jpg

Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định: Trên chặng đường hơn 10 năm xây dựng NTM đã để lại những dấu ấn nổi bật trên nhiều lĩnh vực, tạo nên một vùng nông thôn Thanh Hóa đổi mới, phồn thịnh và trở thành những vùng quê đáng sống. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, kết quả xây dựng NTM giữa thành thị và nông thôn và giữa các vùng, miền trong tỉnh còn chênh lệch khá lớn; đặc biệt đến nay vẫn còn một huyện chưa có xã đạt chuẩn NTM và trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Ông Đỗ Trọng Hưng Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết: Trong 3 kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, XVIII, XIX đều xác định chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM là chương trình trọng tâm của nhiệm kỳ.

picsart_23-12-03_22-41-51-644.jpg

Để thực hiện thắng lợi chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa nhận định, cần phải có giải pháp tháo gỡ những “nút thắt”, “điểm nghẽn” để tạo động lực phát triển sản xuất, thu hút đa dạng các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, thực hiện giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội… Tăng cường thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo đảm tính bền vững trong xây dựng NTM.

picsart_23-12-03_22-33-05-535.jpg

Nói về kết quả xây dựng NTM tại Thanh Hóa, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, đây là tỉnh có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, nhiều khu vực bị chia cắt bởi đồi núi, sông suối, việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng khó khăn, suất đầu tư lớn nhưng bằng sự quyết tâm, đồng lòng nên Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

picsart_23-12-03_21-15-46-287.jpg
Nhiều mô hình chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao ở Thanh Hóa

Từ đặc thù này, tỉnh càng phải chủ động tìm kiếm cách thức tiếp cận mới, nguồn lực mới để xây dựng NTM bền vững, hướng đến mục tiêu cốt lõi là nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Xây dựng những miền quê đáng sống

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO