Xóa quy hoạch manh mún

Vi Cầm 30/05/2017 08:15

Thảo luận ở Quốc hội chiều qua 29-5, Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) sau khi tiếp thu các ý kiến đóng góp và chỉnh lý đã được đánh giá là sát hơn so với những yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển. Trong đó, có nhiều nội dung mới, được điều chỉnh theo Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16-1-2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, những bài học từ thực tiễn phát triển du lịch “nóng” thời gian qua cho thấy, quy hoạch phát triển du lịch còn quá nhiều bất cậ

Du khách nước ngoài thăm phố cổ Hội An.

Những bất cập trong quy hoạch du lịch không phải cho đến vụ việc Sơn Trà mới “nóng”. Từ nhiều năm trước đây các chuyên gia đã lưu ý tới vấn đề này. Kinh nghiệm quốc tế và ở Việt Nam đã cho thấy những địa bàn phát triển du lịch không có quy hoạch đều gặp phải những vấn đề về xã hội và môi trường, giảm lợi ích về kinh tế, không thể nào cạnh tranh một cách hiệu quả đối với bất kỳ một nơi nào đã có quy hoạch du lịch. Theo phân tích, thực tế quy hoạch phát triển du lịch hiện nay của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, khiến cho quy hoạch chưa đi vào cuộc sống và phát triển du lịch không đạt được mục tiêu như mong muốn.

Đơn cử như trong Dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi) quy định rõ các nguyên tắc phát triển du lịch (Điều 4): “Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm. Bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch”.

Đối chiếu với nội dung này, câu chuyện về Quy hoạch du lịch Sơn Trà đã và đang đặt ra nhiều băn khoăn. Hiệp hội du lịch Đà Nẵng kiến nghị rà soát lại tổng thể Quy hoạch khu du lịch Sơn Trà, trong đó có 6 nội dung kiến nghị gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Bao gồm: Khảo sát lại toàn bộ tài nguyên thiên nhiên bán đảo Sơn Trà, bao gồm tài nguyên rừng, sự đa dạng sinh học, động thực vật trên cạn, rạn san hô, thủy sinh vật ven bờ bán đảo Sơn Trà, tài nguyên nguồn nước, địa chất thủy văn, khí quyển, điều hòa khí hậu...Nhưng tại buổi làm việc mới đây nhất với Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ VHTT&DL cho biết, phạm vi ranh giới được quy hoạch cho phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà là 1.056 ha. Tuy nhiên, diện tích xây dựng các công trình lưu trú là rất nhỏ, chỉ khoảng 2%. Cùng với đó, vào thời điểm trước khi lập quy hoạch, thành phố Đà Nẵng đã chấp thuận đầu tư cho 25 dự án tại bán đảo Sơn Trà.

Cũng theo lãnh đạo Bộ VHTT&DL Quy hoạch du lịch Sơn Trà đã được lập, trình và phê duyệt theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật, trong đó các Bộ Quốc phòng, NN&PTNT, TN&MT đã có ý kiến về bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Trong suốt quá trình lập Quy hoạch, Bộ đã triển khai thực hiện một cách khoa học, khách quan, phối hợp chặt chẽ với TP. Đà Nẵng. Theo đề nghị của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Đà Nẵng sẽ có khoảng thời gian 3 tháng để xem xét giải quyết các kiến nghị trước khi triển khai quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà.

Những bất cập trong quy hoạch du lịch không phải cho đến vụ việc Sơn Trà mới “nóng”. Từ nhiều năm trước đây các chuyên gia đã lưu ý tới vấn đề này. Kinh nghiệm quốc tế và ở Việt Nam đã cho thấy những địa bàn phát triển du lịch không có quy hoạch đều gặp phải những vấn đề về xã hội và môi trường, giảm lợi ích về kinh tế, không thể nào cạnh tranh một cách hiệu quả đối với bất kỳ một nơi nào đã có quy hoạch du lịch. Theo phân tích, thực tế quy hoạch phát triển du lịch hiện nay của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, khiến cho quy hoạch chưa đi vào cuộc sống và phát triển du lịch không đạt được mục tiêu như mong muốn.

PGS. TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch Việt Nam cho rằng, bất cập thấy rõ nhất hiện nay là công tác quy hoạch du lịch ở Việt Nam còn thiếu tính hệ thống, liên ngành, dẫn đến hệ quả khó khả thi trong cuộc sống vì đối chọi với quy hoạch của các ngành khác, như: giao thông vận tải, xây dựng v.v…Thứ hai, quá trình lập quy hoạch còn thiếu thông tin, không chỉ thông tin về du lịch trong nước mà cả khu vực và quốc tế. Bất cập thứ ba là sự phối hợp trong công tác quy hoạch giữa ngành với ngành, giữa ngành với địa phương vẫn có sự lệch pha. Bên cạnh đó, nguồn vốn cho việc lập và triển khai quy hoạch còn quá khiêm tốn khiến cho chất lượng và hiệu quả quy hoạch không đạt được như mong muốn.

Ngoài ra, một bất cập rất lớn là hội đồng để duyệt quy hoạch thường không phải là chuyên gia về quy hoạch du lịch, dẫn đến các kết luận của các cuộc thẩm định quy hoạch thiếu tính chuyên môn. Những bất cập này chính là những nguyên nhân khiến cho quy hoạch du lịch chưa thể đi vào cuộc sống. Phân tích từ các chuyên gia cũng cho thấy, chính vì các quy hoạch du lịch hiện nay thiếu tính hệ thống, đã dẫn đến tình trạng nhiều địa phương phát triển du lịch theo cách manh mún, “mạnh ai nấy làm” mà không có sự nghiên cứu tổng thể.

Trong một hội thảo cùng chủ để về Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam, TS. Martin Fontanari- chuyên gia Dự án EU từng nhận định, Việt Nam rất giàu tiềm năng để phát triển du lịch. Thậm chí, so với các nước trong khu vực, tiềm năng du lịch của Việt Nam còn có phần vượt trội hơn.Tuy nhiên, điều còn thiếu của du lịch Việt Nam là một chiến lược chung, hay chính là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt để tất cả các bên liên quan bám sát vào sợi chỉ đỏ ấy để có cùng một mục tiêu chung, một hướng đi chung. Bên cạnh đó, ông cho rằng, hiện nay du lịch Việt Nam cần coi trọng phân tích thị trường trong quy hoạch, xem khách cần gì để hướng tới xây dựng sản phẩm cho phù hợp.

Thực tế phát triển du lịch thời gian qua cho thấy có rất nhiều vấn đề phát sinh như quản lý lưu trú, quản lý du lịch mạo hiểm, quản lý hướng dẫn viên... có lúc, có nơi nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền địa phương cũng như cơ quan quản lý ngành dọc. Tài nguyên du lịch tiềm năng lớn, nhưng sản phẩm du lịch còn nghèo nàn... Trong khi thực chất du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, những tồn tại kể trên nếu không sớm khắc phục, e đường tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn sẽ không hề ngắn.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Xóa quy hoạch manh mún