Ngày 24/5, Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến, quán triệt cuốn sách: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh' của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Dự Hội nghị có Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu Lê Thị Ái Nam; Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu phạm Văn Thiều cùng hơn 1.000 đại biểu tại 10 điểm cầu trong tỉnh.
Truyền đạt nội dung cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham những, tiêu cực góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học cho biết: Cán bộ, đảng viên rất quan tâm tới cuốn sách của Tổng Bí thư. Cuốn sách ra đời trong hoàn cảnh nước ta đạt được nhiều kết quả quan trọng sau 10 năm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đó là một bước tiến rất dài, quan trọng, để lại ấn tượng tốt đẹp trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học cho biết, quá trình biên soạn sách được thực hiện trong một năm, cuốn sách gồm 3 phần với 600 trang.
Phần thứ nhất "Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam” gồm bài viết tổng quan "Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Một việc làm cần thiết, tất yếu; một xu thế không thể đảo ngược!" của Tổng Bí thư đánh giá lại công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam từ khi thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Phần thứ hai với chủ đề "Nhất quán phương châm: Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc" tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Phần thứ ba "Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt", trích đăng ý kiến của tầng lớp nhân dân về tình yêu kính trọng của các tầng lớp nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Giá trị cốt lõi của cuốn sách là cẩm nang về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở Việt Nam, tài liệu quý dành cho người lãnh đạo, những người trực tiếp làm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu Lê Thị Ái Nam nhấn mạnh: Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một công trình khoa học, công phu và là cẩm nang trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tác phẩm đã góp phần khẳng định thành tựu và ý nghĩa to lớn của công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong những năm qua; nhiều tư tưởng, quan điểm, phương châm chỉ đạo, nguyên tắc hành động do đồng chí Tổng Bí thư khởi xướng, chỉ đạo đã được phát huy và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn; trong đó, nhiều nội dung đã được cụ thể hóa, thể chế hóa thành các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Để lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn và để việc học tập, nghiên cứu tác phẩm của đồng chí Tổng Bí thư đạt yêu cầu, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu đề nghị: Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy triển khai thực hiện nghiêm, có hiệu quả Hướng dẫn 97 của Ban Tuyên giáo Trung ương và Công văn số 730 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu về triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng về nội dung tác phẩm về phòng chống tham nhũng tiêu cực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Mỗi cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy phải xây dựng kế hoạch phổ biến, quán triệt nội dung tác phẩm đến tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, nhỏ cho các đến và giao viên chức thuộc đảng bộ, địa phương, đơn vị mình.
Bà Lê Thị Ái Nam yêu cầu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng Ban Nội chính Tinh ủy có kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư đến tất cả cán bộ, đảng viên và mở rộng đến các tầng lớp nhân dân. Chỉ đạo định hướng các cơ quan báo chí tỉnh xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.