Dau Trang (OK)
Kinh tế

Bài 2:Vòng xoáy thuế quan Mỹ - Trung: Cơ hội của Việt Nam

Thúy Hằng 19/02/2025 08:05

Trò chuyện với Đại Đoàn Kết, chuyên gia kinh tế TS Huỳnh Thanh Điền (Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) đánh giá, Việt Nam hoàn toàn có thể gia tăng được lợi thế từ ẩn số thương chiến Mỹ - Trung. Giá trị xuất khẩu Việt Nam năm 2025 sẽ gia tăng, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sẽ nhiều hơn.

tit phu B21

Hiện nay, nhiều ý kiến lo ngại không loại trừ khả năng sắp tới hàng hóa Việt Nam cũng sẽ bị Mỹ áp thuế khi Việt Nam đang là một trong những đối tác mà Mỹ chịu thâm hụt thương mại. Nếu điều này xảy ra, tác động đến thương mại và kinh tế Việt Nam sẽ rất lớn, nhất là khi Việt Nam đang dựa nhiều vào xuất khẩu. Ông bình luận gì về vấn đề này?

Để rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cần phải hiểu bản chất, vị thế của Mỹ, vì sao Mỹ đang có những tấn công về thuế mạnh mẽ như vậy?

Nói chung những chính sách liên quan về thuế không có gì là bất ngờ vì trước đó, trong chặng đường vận động tranh cử Tổng thống Donal Trump từng nhấn mạnh là ưu tiên nước Mỹ trước tiên. Đó là khuyến khích sản xuất trong nước Mỹ.

fb_img_1695894135513.jpg
Rau quả Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường. Ảnh: H.Hương.

Hiện nay Mỹ là nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, trong đó có những nước Mỹ bị thâm hụt thương mại nặng là: Canada, Mexico, Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc…

Để khuyến khích sản xuất trong nước, Chính phủ Mỹ chọn cách đánh thuế hàng hoá ở những nước nhập khẩu nhiều. Đồng thời, với việc tăng đánh thuế, chính quyền Donald Trump thực hiện giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Bởi hiện nay Mỹ đang áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp trung bình tính ra khoảng 35%, bây giờ chính quyền mới áp dụng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 15%. Như vậy khoảng thâm hụt ngân sách từ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được bù từ phần thu thuế nhập khẩu. Song tổng quan lại, mục tiêu cuối cùng là khuyến khích sản xuất nội tại của nước Mỹ.

Phần nữa, khi Mỹ muốn phát triển sản xuất trong nước thì Mỹ cần nguồn năng lượng. Trước đây nước này không khai thác dầu, nhưng giờ muốn phát triển các ngành công nghiệp như bán dẫn thì nguồn năng lượng từ dầu lửa và các thứ liên quan sẽ phải sử dụng nhiều. Giữa bối cảnh xung đột chính trị phức tạp Mỹ định hướng sẽ khai thác dầu. Đây là điều thay đổi trong thời đại trở lại của Tổng thống Donald Trump.

Ngoài ra, Tổng thống Donald Trump định hướng sẽ cắt giảm ngân sách, không tham gia vào các hiệp định mà Mỹ đã từng đóng góp nhiều chẳng hạn như hiệp định biến đổi khí hậu. Chưa kể chính sách tiền tệ thời của Tổng thống Donald Trump là muốn can thiệp vào ngân hàng Trung ương – tức là Cục dự trữ liên bang để điều chỉnh được tỷ giá, làm sao để có lợi cho xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Tóm lại, chính sách của ông Trump là khôi phục kinh tế, khôi phục sản xuất trong nước. Và bài toán giả định được đặt ra, khi sản xuất trong nước Mỹ phát triển thì hàng hoá làm ra được tại Mỹ cũng phải được xuất khẩu, hàng hoá sẽ bán ở đâu. Như vậy, một cuộc chiến tranh thương mại được dự báo mở ra. Điều này cho thấy, chính quyền Mỹ thời Tổng thống Donald Trump cũng phải cân nhắc rất kỹ sẽ đánh thuế ở khu vực nào, ở nước nào và không phải nước nào cứ nhập khẩu nhiều hàng hoá là đánh thuế. Có thể hiểu nôm na rằng, ông Trump cùng với chính quyền của ông sẽ không đánh thuế những mặt hàng Mỹ nhập nhiều mà Mỹ có thể sản xuất được.

Còn nhìn rộng ra ở toàn cảnh kinh tế thế giới. Khu vực châu Á, Mỹ nhập nhiều hàng hoá có nguồn gốc từ Trung Quốc. Định hướng của Mỹ là kìm chế toàn diện Trung Quốc, bao gồm kìm chế về thương mại và cả sự phát triển của Trung Quốc.

Còn khu vực kinh tế châu Á - Thái Bình Dương được nhận xét là khu vực kinh tế năng động, Mỹ chọn nơi đây là trọng tâm đầu tư phát triển với đường lối, kìm chế Trung Quốc, hợp tác với Ấn Độ. Mỹ cũng sẽ hợp tác với các đối tác của Trung Quốc.

Trở lại với bài toán mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Mỹ, chúng ta thấy rằng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nhiều, Mỹ thâm hụt thương mại với Việt Nam lớn nhưng Mỹ sẽ không muốn ảnh hưởng mối quan hệ với Việt Nam.

Bởi khi kiềm chế Trung Quốc, áp thuế lên nhiều mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc thì Trung Quốc chọn chiến lược đưa sản xuất sang Việt Nam. Nhưng tôi tin, với đường lối ngoại giao khéo léo, quan điểm của Chính phủ Việt Nam rõ ràng thì Việt Nam luôn là đối tác kinh tế được Mỹ xem trọng.

Chưa kể Việt Nam đang có định hướng là phát triển kinh tế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Để đạt được đích của quá trình này, nền kinh tế Việt Nam cần phải nhập khẩu những công nghệ của Mỹ. Ngược lại Mỹ sẽ nhận thấy Việt Nam là đối tác tiềm năng. Do vậy với quan điểm của tôi Mỹ sẽ không có hành động thuế quan quá phức tạp với Việt Nam.

Nhưng tất cả những gì tôi đang nhìn nhận và phân tích là dự tính của Chính phủ Mỹ. Điều chúng ta đáng lo các hiệp hội ngành hàng của Mỹ. Khi doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng sang Mỹ bán dễ bị xem là bán phá giá để rồi bị điều tra phòng vệ thương mại. Khả năng hàng hoá của mình bị áp thuế là có thể xảy ra.

Khẳng định rằng, Việt Nam có thể biến nguy thành cơ để tận dụng lợi thế từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Việt Nam vì lợi ích chung, cam kết thực hiện đúng các hiệp ước thương mại thì Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội và vươn mình tốt.

Nong Nghiep
Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ảnh H.Hương.

Hiểu đơn giản, cuộc chiến này có thể làm cho doanh nghiệp xuất khẩu trong nước có thể bị “vạ lây”, đến từ lĩnh vực phòng vệ thương mại. Vậy theo ông chúng ta cần làm gì để phòng ngừa?

Có một số mặt hàng của chúng ta khi đem ra nước ngoài bán, đã bị các hiệp hội ngành hàng cho là bán giá rẻ, bị mở cuộc điều tra. Và khi điều tra họ sẽ lấy dữ liệu giá ở một nước như Indonesia hay Thái Lan để đối chiếu, so sánh. Chưa kể trong cuộc chiến thương mại, hàng hoá sản xuất ở một số nước sẽ không bán được ở Mỹ, sẽ tràn ra các quốc gia khác trong đó có Việt Nam.

Để ứng biến với những tình huống này, mình cần học hỏi bài học từ các quốc gia khác, không còn cách nào là đa dạng hoá thị trường. Từ trước đến nay, chúng ta khai thác và chú trọng quá nhiều vào các khu vực Mỹ, hay châu Âu thì nay có thể mở rộng khu vực khai thác xuất khẩu sang các nước khu vực CPTPP, châu Phi, khai thác các thị trường mới… Còn nhớ để đối phó cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hồi năm 2018, Thái Lan đã mở rộng được nhiều thị trường mới. Chúng ta cũng có thể mở rộng được thị trường từ các hiệp định thương mại đã có. Chưa kể các hiệp hội ngành hàng cũng phải thường xuyên cập nhật tiêu chuẩn hàng hoá để doanh nghiệp trong nước nắm bắt được và chuẩn bị kỹ hàng hoá chất lượng.

Kỹ thuật viên vận hành dây chuyền sản xuất thép cuộn cán nóng HRC
Kỹ thuật viên vận hành dây chuyền sản xuất thép cuộn cán nóng HRC. Ảnh: Hoà Phát.
tit phu B22

Thưa ông, cuộc chiến thương mại nếu xảy ra sẽ thúc đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn đến và thành lập nhà máy mới tại Việt Nam. Nhu cầu không ngừng mở rộng sản xuất tại Việt Nam của các công ty đa quốc gia để tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Liệu Việt Nam sẽ hưởng lợi từ sự dịch chuyển này, đón được dòng vốn ngoại lớn?

Vốn FDI chắc chắn sẽ gia tăng. 2 năm vừa rồi vốn FDI tăng đột biến, đặc biệt năm 2024 tỷ lệ giải ngân FDI tăng. Các nhà máy sản xuất đang có sự dịch chuyển.

Câu chuyện tôi muốn nói ở đây là nếu như không có chính sách của Mỹ thì cũng có dịch chuyển. Bởi phân tích chúng ta thấy rõ rằng, châu Âu là lục địa già và xuất hiện sự bất ổn chính trị, các nước khu vực này đã tăng trưởng quá cao rồi nên muốn làm ăn ở đây thì sẽ hết dư địa. Châu Phi có những vẫn đề về thể chế...

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương với những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc , Ấn Độ cũng đã phát triển rõ. Còn lại các nước Asean, Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với sức mua lớn, nhu cầu đầu tư lớn, nên các nước sẽ đổ về đây kinh doanh.

Chưa kể Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực cải cách thể chế, sửa đổi luật để phù hợp với quốc tế, an ninh chính trị tốt thì chắc chắn sẽ hút được dòng vốn ngoại.

Box bai 2

Vậy còn xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới dự báo ra sao, thưa ông?

Tôi nghĩ, xuất khẩu của Việt Nam thời gian tới sẽ tăng trưởng tốt. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, 70%- 80% đến từ khối doanh nghiệp FDI. Các ngành hàng xuất khẩu như điện thoại, linh kiện điện tử đang rất tốt, và hàng hoá từ khối doanh nghiệp FDI sẽ không gặp những rào cản về kỹ thuật như hàng hoá sản xuất từ doanh nghiệp trong nước.

Như chúng ta đã thấy, các tập đoàn đa quốc gia họ quá quen với chuyển đổi xanh, nước nào mà thuế suất thấp thì họ sẽ đặt đơn hàng ở đó để sản xuất. Khi xuất khẩu khối doanh nghiệp FDI tăng sẽ tạo được sức ép doanh nghiệp trong nước xuất khẩu theo.

Xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước sẽ được gia tăng từ 2 cách. Doanh nghiệp trong nước cung cấp hàng cho doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp trong nước gián tiếp, gia công cho doanh nghiệp FDI mà lĩnh vực dệt may là rõ thấy nhất. Còn những DN nào mà chuẩn bị được tiêu chuẩn xanh, lao động thì xuất khẩu sang các nước lớn cũng dễ.

Vâng, trân trọng cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bài 2: Vòng xoáy thuế quan Mỹ - Trung: Cơ hội của Việt Nam