Ngày 23/4, Sách kỷ lục Guinness đã công nhận một bộ que tính bằng tre của Trung Quốc tồn tại từ hơn 2.300 năm nay là công cụ tính thập phân cổ xưa nhất thế giới.
Bộ que tính bằng tre. (Nguồn: News.cgtn.com).
Bộ tính số thập phân gồm 1 bàn tính và 21 que tính này được chế tác từ khoảng năm 305 trước Công nguyên trong thời kỳ Chiến quốc.
Mỗi que tính có chiều dài 43,5 cm và rộng 1,2 cm. Khi được xếp cùng nhau trên bàn tính, những chiếc que này có thể thể hiện các phép tính nhân và chia của mọi số có hai đơn vị, với giá trị nhỏ hơn 100, và những con số có phân số 0,5.
Trên mỗi que tính có khắc các con số và đục lỗ để có thể xỏ dây qua. Người sử dụng các que tính kéo sợi dây tương ứng với con số cần tính toán và sau đó xem kết quả.
Nhà sử học Lý Học Cần thuộc Trung tâm bảo tồn các văn bản khảo cổ thuộc trường Đại học Thanh Hoa nhấn mạnh điều quan trọng là công cụ này để tính toán thập phân, chứ không phải nhị thập phân như ở một số quốc gia khác. Trước thế kỷ 15, phân số thập phân chưa không xuất hiện ở châu Âu.
Theo ông Lý Học Cần, hiện vẫn chưa rõ ai là chủ nhân của bộ que tính này. Công cụ tính toán này có thể đã được sử dụng trong kinh doanh, hoặc được dùng để đo lường đất đai ở triều đại nhà Chu.
Trước đó, hồi tháng 7/2008, trường Đại học Thanh Hoa đã mua lại một bộ sưu tập hiếm có gồm 2.500 que tính bằng tre, được làm từ những năm cuối thời kỳ Chiến quốc, trong đó có bộ que tính nói trên.
Những que tính này vốn bị các nhóm buôn lậu tuồn ra khỏi Trung Quốc.