Nhà văn Hoàng Anh Tú cho biết, có rất nhiều người thương con nhưng không biết bằng cách cách nào để con biết mình thương con.
Chia sẻ về giải pháp ở góc độ gia đình để trẻ em được phát triển bình thường và vượt qua trầm cảm, nhà văn Hoàng Anh Tú cho rằng, có rất nhiều tâm sự các con gửi đến cho anh và anh thấy rằng, cha mẹ của các con không biết cách yêu con.
Nhà văn Hoàng Anh Tú chia sẻ, "Tôi không bao giờ cấm con tham gia mạng xã hội. Và khi tham gia mạng xã hội, chúng tôi tức gia đình tôi chọn cách không chia sẻ thứ mình không biết, không tham gia tranh luận những việc mình không hiểu. Ngoài ra, chúng tôi tham gia mạng xã hội với thái độ tích cực, nên từ trước đến nay tôi chưa bao giờ ý kiến về việc con mạng xã hội. Cậu con lớn của tôi không bao giờ để avatar cả mà để trắng không, cậu dùng mạng xã hội bằng cách nhận bài của lớp. Nhưng nhiều nhà không như vậy, quan trọng bắt đầu từ cha mẹ, rất nhiều cha mẹ không thể làm được điều đó, chúng ta ở đây có thể off facebook 1 tháng, nhưng có nhiều người ráo mồ hôi là hết tiền, họ khác chúng ta nhiều lắm. Tôi tin khán giả đang theo dõi toạ đàm này thì các bậc cha mẹ đều rất yêu con".
Tiếp tục chia sẻ những câu chuyện mà mình đã được các em tin tưởng gửi trao, nhà văn Hoàng Anh Tú cho biết, có rất nhiều tâm sự các con gửi đến cho tôi và tôi biết rằng cha mẹ của các con không biết cách yêu con. Đúng là rất nhiều người thương con nhưng không biết bằng cách cách nào để con biết mình thương con.
Trở lại câu chuyện cậu bé trường chuyên, tôi tin rằng cậu bé không hiểu được ba mẹ mình yêu mình. Tối hôm đó tôi đọc rất nhiều tâm sự các phụ huynh rằng họ rất yêu con, họ có thể hy sinh quả thận, thậm chí mạng sống cho con nhưng con của họ chưa chắc đã hiểu được điều này.
Nhà văn Hoàng Anh Tú cho biết, cá nhân anh đã từng trải qua những năm tháng như vậy, anh cho rằng bố mẹ không yêu mình. Cho đến về sau anh mới nhận ra rằng, bố mẹ nào cũng yêu thương con cả nhưng con chúng ta không nhận ra điều đó.
Anh Tâm sự: "Con lớn của tôi từng tâm sự rằng, có những lúc con muốn chết vì con bị tẩy chay, nhưng sau đó con không chết nữa vì con sợ chết, và con thấy bố mẹ rất yêu con. Như vậy tôi đã thành công trong việc con tôi biết tôi thương nó. Tôi nghĩ rằng, chúng ta phải bằng cách nào đó để cho những đứa trẻ của chúng ta hiểu rằng, chúng ta rất yêu con. Chính vì vậy, tôi cho rằng các ba mẹ hãy yêu con nhiều hơn".
Nói về về bệnh thành tích ở trong mỗi gia đình, nhà văn Hoàng Anh Tú cho rằng, cha mẹ Việt rất hay quên, khi xảy ra vụ bạo hành cha mẹ đổ xô mua sách bạo hành và trầm cảm thì các cuốn sách trầm cảm bán chạy. Các cha mẹ chỉ lo lắng lúc đó sau đó lặp lại sai lầm của mình.
Nhà văn nhắc đến một câu chuyện cười: "3 tuổi biết đọc thơ, rồi 5 tuổi biết làm thơ, cha mẹ khen rối rít hay. Nhưng 30 tuổi vẫn làm thơ thì cha mẹ bảo có khi hỏng rồi, sao không đi kiếm tiền, đi làm kinh tế".
Hoặc có chuyện, thầy cô báo về con hư không viết bài thì cha mẹ rất lo lắng, thực ra học sinh chỉ hư thôi chứ không phải không viết bài nhưng giáo viên lại quy vào việc học tập. Vì quy vào học tập như vậy thì cha mẹ lo lắm. Hay như chuyện 1/6, cha mẹ mang bằng khen đến để con được thưởng tiền, nhưng rất nhiều cha mẹ thấy xấu hổ vì con không có giấy khen.
Như vậy, cha mẹ cũng bị các trào lưu xu hướng như dạy con kiểu Nhật, Do Thái, nhưng mẹ Việt Nam thì không như vậy.Mẹ Việt nhìn thấy những bất ổn, như nhìn trẻ qua đường thì sợ tai nạn. Và khi cuộc sống đầy đủ hơn thì áp lực đặt lên con nhiều hơn. Tôi thấy rất nhiều cha mẹ tự hào về việc 3, 6 tuổi nói tiếng Anh lưu loát nhưng tiếng Việt bập bẹ. Hay như các trường tư, dành nhiều thời gian học kỹ năng, dành thời gian cho các con vui chơi nhưng nhiều cha mẹ đặt câu hỏi vậy thời gian đâu đê học, sau này thi 10 thế nào? Như vậy các phụ huynh đều yêu cầu trường tư tăng thêm thời gian học cho cha mẹ. Như vậy, lũ trẻ đang gặp rất nhiều từ phía cha mẹ.