Sáng 18/11, tiếp tục phiên chất vấn tại QH, Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã giải mã những thắc mắc của dư luận về một số vụ án lớn.
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao lý giải việc không cho Châu Thị Thu Nga khai chạy đại biểu tại tòa. Ảnh: Quang Vinh.
Bài học vụ Hà Văn Thắm
Chánh án Tòa tối cao cho biết, đây là vụ án mà dư luận đánh giá là công khai minh bạch; tranh tụng đến cùng, bản án nghiêm khắc và có phân hoá tội phạm.
Từ sau khi có nghị quyết 01 năm 2013 thì các thẩm phán rất ngại ra án treo cho án tham nhũng kinh tế nhưng vụ này có đến 39 án treo. Bởi, đây là những cán bộ trẻ, mới ra trường, năng lực tốt, chỉ là người làm công ăn lương, ko được hưởng lợi gì nên bản án cũng phân hóa để đảm bảo tính răn đe nhưng cũng nhân văn, mở đường cho những người làm công ăn lương- chánh án nói.
Bên cạnh đó, Chánh án Nguyễn Hòa Bình còn cho biết thêm, khi xét xử sơ thẩm, tòa đã trả hồ sơ một lần. Với việc xét xử lần sau cơ quan chức năng đã truy tố đúng tội tham ô. Với vụ án này, tòa án đã làm hết chức năng của mình. Bên cạnh việc tuyên bản án nghiêm minh thì cũng đã kiến nghị khởi tố thêm.
Việc dừng thông tin chạy vào quốc hội của Châu Thị Thu Nga
Theo giải thích của Chánh án Nguyễn Hòa Bình, vụ án này cũng là vụ án có tranh tụng. Trong khi xử, có dư luận báo chí nêu về việc không có lời khai, có vẻ như vi phạm tố tụng, giấu giếm điều gì. Thậm chí có báo còn nói phiên xử bị cắt điện 30 giây. Về việc này, "Chúng tôi đã kiểm tra cả hồ sơ vụ án, kỹ thuật phòng xử, yêu cầu thẩm phán báo cáo giải trình và gặp cả luật sư. Kết quả là trong phòng xét xử mọi việc vẫn diễn ra bình thường, ko có vấn đề sự cố gì về loa đài.
Có tất cả chứng cứ tài liệu như lời khai của Nga; cả việc tách hồ sơ vụ án, biên bản đối chất của các đối tượng liên quan".- Chánh án nói.
Giải thích việc chủ toạ phiên toà dừng không cho khai tiếp việc chạy vào QH vì vụ án này đã được tách ra; như thế là được cho phép. Nói thêm, Chánh án Tòa tối cao cho biết, trong lịch sử, việc tách án đã làm nhiều như vụ án Ngân hàng xây dựng tách làm 3 vụ; vụ ALC II thì tách làm 6 vụ.
Nếu lo có việc tách án thì trách nhiệm của toà là phải khai thác làm rõ nhưng vì tách nên không cần tập trung làm rõ nội dung này trong vuh này nữa. Vì thế mới nói, việc không đề cập nội dung vụ án đã bị tách ra là theo thông lệ.- Ông Bình khẳng định vag nói thêm: Lời khai của Nga chắc đại biểu cũng quan tâm nhưng đều có trong hồ sơ vụ án, không có gì là giấu giếm, dấm dúi ở đây.
Chi tiền, số tiền đã biết, chi cho hội đồng bầu cử địa phương. Sau nữa là chi để giải quyết việc báo chí viết về bằng tiến sỹ giả của Châu Thị Thu Nga trong dịp bầu cử này.
Cách chi, theo lời khai của Nga, Nga biết 1 doanh nhân buôn bán vàng có quan hệ rộng tại Hà Nội. Theo yêu cầu của doanh nhân này, Nga đã đưa cho anh này nhiều lần, 100 - 200 nghìn đô la; ở các quán cà phê khác nhau nhưng đưa cho anh này sau đó làm gì thì Nga cũng không biết.
Tại văn bản đối chất, anh này có nói là quen biết Nga nhưng không nhận tiền và cũng ko quen biết ai ở Hà Nội, và không làm việc chạy giúp. Với diễn biến này thì việc tách hồ sơ ra là hợp lý và toà cũng ko có điều kiện để làm rõ tại toà.
Nếu có điều kiện thì sẽ có 1 phiên toà công khai khác.