ĐBQH chỉ rõ sự chậm chạp làm cho các chính sách ít nhiều mất đi ý nghĩa của nó.
ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) cho rằng, việc giải ngân đầu tư công trong năm 2022, báo cáo của Chính phủ tiếp tục nêu ra vẫn cho thấy con số thấp. Đây là chỉ tiêu mà nhiều kỳ họp của Quốc hội đã Chính phủ báo cáo không đạt kế hoạch. Mặc dù việc đánh giá, phân tích nguyên nhân đã được Chính phủ thẳng thắn chỉ ra, song kết quả mang lại càng thấp hơn.
“Gói phục hồi kinh tế cũng loay hoay mãi, tiến độ triển khai cũng quá chậm chạp trong khi hết hạn là vào năm 2023. Một số chính sách đã ban hành nhưng con đường đi đến với người hưởng thụ sao mà quá dài. Sự chậm chạm này đã làm cho các chính sách mất đi sự ý nghĩa của nó. Điều này, không phải là do thiếu nguồn lực mà là thiếu sự hướng dẫn thực thi”-bà Bé ngán ngẩm.
Bà Bé cũng đặt vấn đề: Vấn đề thiếu trang thiết bị, vật tư y tế, y bác sĩ nghỉ việc, chuyển việc càng làm cho nhân dân lo lắng, đặt vấn đề Nếu đại dịch quay trở lại, hoặc một đại dịch nào đó xuất hiện mà vấn đề này chưa giải quyết xong thì việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân sẽ ra sao?
Về vấn đề xăng dầu, bà Bé nhấn mạnh “sự thiếu hụt cục bộ diễn ra tại các tỉnh phía Nam cho thấy sự lúng túng trong xử lý của các bộ, ngành liên quan trong trách nhiệm quản lý Nhà nước”.
Theo bà Bé, từ việc quy định tính đúng, tính đủ với giá xăng đến việc điều tiết nguồn cung của các doanh nghiệp đầu mối để xử lý kịp thời sự thiếu hụt thời gian qua đã làm cho nhân dân, doanh nghiệp bức xúc khi gặp khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến hoạ động sản xuất kinh doanh. Thậm chí, đến thời điểm này, hiện tượng này vẫn đang diễn ra tại một số địa phương và chưa được xử lý dứt điểm.
Về vấn đề xăng dầu, nữ đại biểu đoàn Kiên Giang nhấn mạnh sự thiếu hụt cục bộ diễn ra tại các tỉnh phía Nam. “Điều này cho thấy sự lúng túng trong cách xử lý của các Bộ ngành liên quan cũng như trách nhiệm quản lý Nhà nước”, bà nói.
Dẫn thực tế, bà Kim Bé cho biết việc điều hành lúng túng thể hiện từ việc quy định tính đúng, tính đủ với giá xăng đến việc điều tiết nguồn cung của các doanh nghiệp đầu mối.
“Những việc này làm nhân dân, doanh nghiệp rất bức xúc, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Thậm chí, đến thời điểm này, hiện tượng này vẫn đang diễn ra tại một số địa phương và chưa được xử lý dứt điểm”, đại biểu Kim Bé nêu.
Còn ĐB Phạm Hùng Thắng (đoàn Hà Nam) cũng bày tỏ sự lo ngại khi vấn đề giải ngân đầu tư công tiếp tục chậm với tỉ lệ thấp, cùng với là những nỗ lực điều chỉnh chính sách để giảm được giá xăng giúp doanh nghiệp, người dân giảm bớt khó khăn. “Song giá cả các mặt hàng tiêu dùng giảm không tương xứng”-ông Thắng nêu.
Nhắc đến vấn đề vừa qua khi Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất điều hành tín dụng, điều chỉnh biên độ tỷ giá lên mức cao nhất trong lịch sử, ông Thắng đánh giá điều này kéo theo chi phí vốn huy động lãi suất cho vay tăng cao, sức ép lạm phát và giá cả tăng cao, đã và đang trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân.
Theo ông Thắng, phải nhìn nhận kinh tế chưa phát triển bền vững, sức chống chịu của nền kinh tế còn yếu. Do đó, ông đề nghị Chính phủ phải chủ động kịch bản ứng phó lạm phát đang gia tăng trên toàn cầu, báo cáo Quốc hội để chủ động ứng phó chính phù hợp.
Bên cạnh đó, cần linh hoạt, công khai các chính sách điều hành lãi suất, tỷ giá để doanh nghiệp không bị động trong chuẩn bị phương án sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện tiếp cận vốn thuận lợi hơn.
“Đề nghị sớm tăng lương đi kèm với cải cách tiền lương để giúp cán bộ trong hệ thống có thêm động lực, giảm bớt hệ lụy nhân lực rời bỏ khu vực công như vừa qua”-ông Thắng nói.