Cổ phần hóa chưa như kì vọng

Thúy Hằng 20/04/2018 08:39

Có thể thấy năm 2018, hoạt động cổ phần hóa được dự đoán là sẽ sôi động. Song nhìn vào kết quả thực tế từ 3 tháng đầu năm, hoạt động được kỳ vọng sôi động này lại không hề sôi động. Chỉ mới 2 DN được phê duyệt phương án cổ phần hóa. Chưa kể từ khi được phê duyệt đến khi thực hiện bán vốn cũng khá xa.

Cổ phần hóa chưa như kì vọng

Cổ phần hóa doanh nghiệp chưa đạt tiến độ như mong muốn.

Theo báo cáo mới nhất từ Bộ Tài chính, lũy kế 3 tháng đầu năm 2018, đã có 2 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa (Công ty TNHH MTV cà phê Phước An – Đăk Nông và Công ty TNHH MTV Vạn Tường) với tổng giá trị DN là 987 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 187 tỷ đồng.

Tổng vốn điều lệ theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt là 187 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm giữ 67 tỷ đồng; đấu giá công khai 110 tỷ đồng, số còn lại bán cho người lao động và tổ chức công đoàn (9 tỷ đồng).

Theo kế hoạch năm 2018 sẽ có 64 DN cổ phần hóa, trong đó có một số tổng công ty có giá trị vốn rất lớn như: Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công ty Phát điện 1, 2; Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị; Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà Hà Nội...

Ngoài ra năm 2018 cũng có lượng DN chưa thực hiện cổ phần hóa từ các năm cũ chuyển sang. Chẳng hạn, hết năm 2017 mới chỉ cổ phần hóa được 21/44 DN theo kế hoạch năm. Như vậy, số lượng DN buộc phải chuyển sang thực hiện cổ phần hóa năm 2018 khoảng 25 DN.

Tương tự, với thoái vốn, theo Quyết định 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục DN có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020, năm 2018 sẽ thực hiện thoái vốn tại 181 DN. Nghĩa là mỗi tháng phải thoái vốn tại hơn 15 DN, chưa kể số lượng DN thoái vốn tại SCIC thực hiện theo kế hoạch riêng. Như vậy, lượng vốn Nhà nước được bán ra thị trường rất lớn.

Có thể thấy năm 2018, hoạt động cổ phần hóa được dự đoán là sẽ sôi động. Song nhìn vào kết quả thực tế từ 3 tháng đầu năm, hoạt động được kỳ vọng sôi động này lại không hề sôi động. Chỉ mới 2 DN được phê duyệt phương án cổ phần hóa. Chưa kể từ khi được phê duyệt đến khi thực hiện bán vốn cũng khá xa.

Nguyên nhân cũng được ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính chỉ ra rằng có cả khách quan và chủ quan. Thứ nhất là do đối tượng CPH, thoái vốn chủ yếu là các DN có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề, tài chính phức tạp, cần sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn nên cần có nhiều thời gian chuẩn bị, xử lý, kiểm toán Nhà nước trước khi công bố giá trị DN. Hơn nữa, thị trường chứng khoán đã hồi phục nhưng vẫn chưa thực sự thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần DNNN khi thực hiện cổ phần hóa.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Cổ phần hóa chưa như kì vọng