Cuối năm, dòng tiền chảy vào đâu?

H.Hương 11/10/2021 06:20

Nền kinh tế đã bị tác động nặng nề từ dịch Covid-19, nhiều ngành hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến việc lựa chọn các kênh đầu tư trở nên khó khăn. Vậy dòng tiền cuối năm sẽ đổ vào kênh đầu tư nào?

Lãi suất huy động thấp nhất từ 2017 đến nay

Mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm hiện nay đang ở mức rất thấp. Cụ thể lãi suất huy động tại kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng phổ biến ở mức 2,9%/năm và 3%/năm. Theo các chuyên gia y tế, lãi suất huy động trung bình tiếp tục giảm nhẹ trong tháng 9/2021 đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng.

Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn (vốn trên 5.000 tỷ đồng) điều chỉnh giảm lãi suất đối với cả hai loại kỳ hạn trên trong tháng 9, lần lượt 0,02 và 0,05 điểm %, xuống còn 4,45% và 5,39%/ năm, mức thấp nhất kể từ năm 2017 tới nay.

Ðối với ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ (vốn dưới 5.000 tỷ đồng), lãi suất huy động của kỳ hạn 6 tháng được điều chỉnh giảm 0,02 điểm %, xuống còn 5,37%/năm; lãi suất kỳ hạn kỳ hạn 12 tháng điều chỉnh tãng nhẹ lên 6%/nãm. Trong khi đó, nhóm ngân hàng có vốn nhà nước không thay đổi lãi suất tiết kiệm đối với cả hai loại kỳ hạn 6 và 12 tháng, duy trì ở mức 3,775% và 4,95%/năm.

Bản tin về thị trường tiền tệ mới nhất của Công ty Chứng khoán SSI, cho thấy lãi suất tiết kiệm đã giảm khoảng 6-20 điểm cơ bản cho kỳ hạn 12 tháng trong 9 tháng năm 2021.Theo các chuyên gia, lãi suất huy động thấp do thanh khoản tại các ngân hàng đang khá dồi dào, tín dụng tăng trưởng chậm lại trước tác động của đại dịch. Hơn nữa, lạm phát thấp cũng khiến lãi suất huy động và cho vay có thể giảm thêm nữa.

Khi mặt bằng lãi suất tiền gửi có xu hướng giảm, nhiều ý kiến cho rằng, dòng tiền chuyển sang các kênh đầu tư khác có mức sinh lời cao hơn. Thực tế cũng cho thấy, nguồn tiền tiết kiệm vào ngân hàng cũng đang có dấu hiệu chững lại.

Theo thống kê từ đầu năm tới nay, tăng trưởng huy động vốn các ngân hàng đều thấp hơn đáng kể so với tăng trưởng tín dụng. Tính tới 20/9, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt mức 7,17%, trong khi huy động vốn chỉ tăng 4,28%. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là lãi suất huy động xuống thấp khiến người dân có xu hướng dịch chuyển tiền nhàn rỗi sang các kênh đầu tư khác.

Theo giới phân tích, mặt bằng lãi suất thấp những năm gần đây đã kích thích tiền chảy vào chứng khoán, bất động sản. Minh chứng là số tài khoản mới trên thị trường tăng kỷ lục, thanh khoản thị trường cao chưa từng thấy và số dư tiền gửi của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán rất lớn.

Số liệu của FiinGroup cho thấy, số dư tiền mặt của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán tại thời điểm cuối tháng 8/2021 ước đạt tới 80.000 tỷ đồng - xô đổ mọi kỷ lục trước đó. Phiên giao dịch đầu tháng 10, giá trị giao dịch đã tăng tới 48% so với phiên thanh khoản, với giá trị chuyển nhượng hơn 28.146 tỷ đồng.

Dòng tiền “bẻ lái” sang bất động sản?

Cũng trong thời gian này, bất chấp ảnh hưởng của Covid -19, bất chấp giao dịch giảm, giá bất động sản vẫn trong xu hướng tăng. Lý giải điều này, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, cho rằng do nguồn cung khan hiếm cộng với dòng vốn đổ vào bất động sản tương đối dồi dào. Cũng theo ông Nguyễn Quốc Anh, nhu cầu đầu tư vào bất động sản trước khi dịch Covid-19 bùng phát chiếm đến 75%, thậm chí nhiều nơi xảy ra sốt đất. “Bất động sản vẫn được đánh giá là kênh đầu tư an toàn, bền vững trong dài hạn”, ông Quốc Anh nói.

Nhận định về thị trường BÐS cuối năm, chuyên gia kinh tế Cấn Vãn Lực, cho rằng lãi suất vay mua nhà giảm, trong khi nhiều chủ đầu tư lại đưa ra các chính sách, gói ưu đãi sản phẩm hợp lý cũng mang lại nhiều cơ hội thuận lợi cho cả người dầu tư lẫn khách hàng có nhu cầu sở hữu nhà ở.

Một số chuyên gia kinh tế cũng khẳng định, dòng tiền từ bất động sản đổ vào chứng khoán chỉ là câu chuyện ngắn hạn. Bởi sau khi chốt lời từ chứng khoán, nhà đầu tư sẵn sàng rút cả vốn lẫn lãi hoặc một phần trong số đó quay ngược về bất động sản để bảo vệ tài sản và tìm kiếm lợi nhuận ổn định từ kênh đầu tư này.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang biến động mạnh do dịch Covid-19, nhà đầu tư cần phải xác định chính xác lĩnh vực đầu tư, lựa chọn kênh đầu tư an toàn và hiệu quả. Trong đó, kênh đầu tư bất động sản thường đem lại lợi nhuận lớn, song tại thời điểm này các nhà đầu tư đều e dè vì các chính sách thắt chặt thị trường.

Xét tổng thể, 2 kênh đầu tư chứng khoán và bất động sản được dự báo ẩn chứa nhiều rủi ro hơn kênh gửi tiết kiệm ngân hàng. Tuy nhiên, hiện lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng ở mức dưới 6% nên nhiều chuyên gia dự báo, trong những tháng cuối năm, vàng và tiết kiệm sẽ mất dần ưu thế. Thay vào đó, dòng vốn sẽ vẫn tập trung vào các kênh đầu tư chính là chứng khoán và bất động sản.

Theo đánh giá của một số chuyên gia, với những ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế vẫn chưa thể hồi phục nhanh trong những tháng còn lại của năm 2021, do đó khả nãng lãi suất ngân hàng vẫn ở mức thấp, nên nhiều người sẽ cân nhắc lựa chọn kênh đầu tư. Thực tế cho thấy thị trường chứng khoán đang sôi động, một lượng tiền lớn đã chạy từ kênh tiết kiệm ngân hàng sang đầu tư chứng khoán.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Cuối năm, dòng tiền chảy vào đâu?