Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế trọng điểm, vùng sản xuất nông sản hàng hóa lớn nhất cả nước. Khu vực này hiện đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, trong đó đáng kể nhất là tác động của biến đổi khí hậu, đang ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông, lâm, thủy sản cũng như ảnh hưởng đến phát triển ổn định, bền vững về kinh tế xã hội và môi trường, đe dọa trực tiếp đến sinh kế, sản xuất, đời sống của người dân vùng ĐBSCL. Trước thực tế trên, Hội nghị chuyển đổi mô hình phát
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hơn 500 đại biểu tham dự
Đây là hội nghị lớn, có ý nghĩa quan trọng, xem xét một cách toàn diện, có hệ thống việc chuyển đổi mô hình phát triển, để có các cơ chế, chính sách, giải pháp mang tính đột phá, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia phát huy các tiềm năng, lợi thế, biến thách thức thành cơ hội, phát triển bền vững vùng ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH)...
Dự kiến sẽ có khoảng 500 đại biểu, bao gồm: các tổ chức, đối tác phát triển, thành phần tư nhân, các nhà khoa học, lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương vùng ĐBSCL tham dự Hội nghị.
Hội nghị sẽ diễn ra 3 phiên thảo luận chuyên đề bàn sâu về các vấn đề. Trong đó, phiên 1 sẽ bàn về tổng quan, thách thức, cơ hội và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển cho ĐBSCL do Bộ trưởng Bộ TN&MT chủ trì; phiên 2 sẽ thảo luận về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ĐBSCL, huy động điều phối nguồn lực cho phát triển vùng ĐBSCL do Bộ trưởng Bộ KH&ĐT chủ trì; phiên 3 sẽ do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì thảo luận về nông nghiệp bền vững, hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai và sạt lở.
Dự kiến ngày 27/9, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị toàn thể, xem xét kết luận về những giải pháp tổng thể có tầm nhìn chiến lược cũng như giải pháp cụ thể về mô hình phát triển bền vững cho vùng ĐBSCL.
Thủ tướng giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, UBND TP Cần Thơ, các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, địa phương có liên quan xây dựng đề án, kịch bản cụ thể, chuẩn bị các tài liệu, báo cáo để Hội nghị và các phiên họp, phiên thảo luận đạt kết quả tốt.
Được Thủ tướng giao chịu trách nhiệm chủ trì, điều phối chung công tác tổ chức Hội nghị, từ nhiều tuần qua, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã yêu cầu các đơn vị chức năng của Bộ chuẩn bị hội nghị trên tinh thần Khoa học, kỹ lưỡng và khẩn trương. Bộ trưởng cũng yêu cầu lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, tham mưu đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo Hội nghị bao gồm: Bộ TN&MT, Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, UBND TP Cần Thơ…
Làm rõ hơn mối quan hệ giữa: Đất - Nước với Con người
Tại cuộc họp chiều 17/9, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà - Trưởng ban Tổ chức Hội nghị chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH cho rằng, tại Hội nghị, chúng ta cần đánh giá được vị trí, vai trò, tiềm năng, lợi thế tự nhiên bao gồm: đất, nước, thiên nhiên, khí hậu, con người… đồng thời đánh giá được những thách thức đặt ra đối với khu vực này. Từ đó đề ra được chiến lược, sách lược, quy hoạch phát triển của vùng ĐBSCL. “Cần làm rõ hơn nữa mối quan hệ giữa: Đất - Nước với Con người ở khu vực này để có những đề xuất với Chính phủ về định hướng phát triển ĐBSCL theo từng vùng sinh thái kinh tế một cách bền vững trong bối cảnh BĐKH…”.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc cùng các nhà khoa học: Mai Trọng Nhuận, Trần Đình Hòa, Trần Thục và các chuyên gia đầu ngành của Bộ TN&MT cũng đã nêu nhiều ý kiến, quan điểm nhằm hoàn thiện nội dung các báo cáo, tham luận trong đó nhấn mạnh đến việc phân tích kỹ điều kiện tự nhiên, lịch sử, những thách thức và cơ hội của ĐBSCL trên mọi lĩnh vực hướng đến sự phát triển bền vững của khu vực này.
Theo GS.TS Trần Đình Hòa, “hội nghị cần phân tích và làm rõ việc chuyển đổi các mô hình phát triển theo hướng bền vững trong thời gian tới theo phương châm: Đổi mới sáng tạo - Thân thiện môi trường - Hài hòa lợi ích - Phát triển bền vững…”
Với việc chịu tác động lớn của BĐKH và nước biển dâng, Hội nghị chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH là dịp quan trọng để xác định các nhóm giải pháp chiến lược về chuyển đổi quy mô lớn mô hình phát triển bền vững ĐBSCL. |