Phía trong trung tâm Thủ đô New Delhi, Rajendra Nagar là khu phố đông đúc nơi hàng chục nghìn người đổ về từ khắp đất nước mỗi năm để chuẩn bị cho một trong những kỳ thi khắc nghiệt nhất thế giới.
Hàng chục nghìn người đã đổ về khu phố đông đúc Rajendra Nagar từ khắp đất nước mỗi năm để chuẩn bị cho một trong những kỳ thi khắc nghiệt nhất thế giới. Nhiều người mang tiền tiết kiệm cả đời của gia đình họ.
Các gia đình với đầy hy vọng dồn hết thu nhập và tài sản của mình để vay nợ cho con họ có thể được huấn luyện ở Rajendra Nagar và có cơ hội giành tấm vé vàng của Ấn Độ: trở thành một quan chức quyền lực trong nền dân chủ lớn nhất thế giới.
Tháng này, 685 người Ấn Độ trong số 500.000 người dự thi đã vượt qua kỳ thi công chức sau cả đời chuẩn bị. Cơ hội thành công của họ gần như bằng không. Tỷ lệ thành công của kỳ thi không đến 0,2%.
Được chia thành 3 giai đoạn - sơ khảo, chính và phỏng vấn - kỳ thi được trải rộng trong suốt 9 tháng. Các ứng cử viên phải vượt qua mọi giai đoạn, và điểm tích lũy sẽ quyết định liệu họ có lọt vào danh sách những quan chức mới có uy tín và quyền lực của Ấn Độ hay không.
Ở Ấn Độ, việc vượt qua hàng chục bài kiểm tra và phỏng vấn công chức mang lại uy tín lớn và quyền lực xã hội.
Khu phố Rajendra Nagar sẽ cung cấp dịch vụ huấn luyện về địa lý, khoa học, vật lý, luật, lịch sử, các vấn đề quốc tế, đạo đức - tất cả lĩnh vực cần thiết để trở thành một quan chức.
Ghi danh vào một trung tâm huấn luyện tiếng Anh có uy tín ở Rajendra Nagar tốn gần 24.000 USD một năm và tiền thuê hàng tháng cho một căn hộ bao diêm dùng chung là 200 USD một người - một mức chi phí mà những người có kinh tế hạn hẹp giữa bối cảnh kinh tế và chính trị hiện nay, đang phải trả nhiều hơn và khó có khả năng chi trả hơn.
Vidhi là một ứng cử viên 23 tuổi. Trong căn phòng nhỏ của cô ở Rajendra Nagar, những chồng sách về chính thể Ấn Độ, địa lý, vật lý và lịch sử cổ đại xếp dọc các bức tường. 6 tháng sau khi Vidhi đến Rajendra Nagar từ Mumbai, số tiền của cô đã cạn kiệt. Tiền thuê nhà đắt cắt cổ, ngoài ra cô còn phải mua sách vở và ăn uống.
“Tôi thực sự phải xây dựng một cuộc sống mới cho bản thân, và tôi thậm chí không thể kiếm được việc làm ngay lúc này”, cô nói. “Sẽ có những ngày mà tôi thực sự không biết mình sẽ sống sót như thế nào vào ngày hôm sau”.
Những người như Vidhi buộc phải rơi vào vòng xoáy nghèo đói trừ khi họ tìm được cách khác để kiếm tiền tiếp tục theo đuổi các kỳ thi.
Bất chấp những nỗ lực cực độ mà nhóm thiểu số như Vidhi đã thực hiện, dữ liệu cho thấy trong số 761 ứng viên từ năm 2020, chỉ có một người từ đẳng cấp "đã lên lịch" đạt điểm trên 200 trong giai đoạn phỏng vấn - một tiêu chuẩn quan trọng để lọt vào danh sách xứng đáng cuối cùng cho một vị trí cao hơn.
Shyam Meera Singh, đến từ một thị trấn nhỏ ở bang Uttar Pradesh, nghĩ rằng kỳ thi công chức này sẽ là tấm vé để thoát khỏi những khó khăn chồng chất của gia đình anh.
Singh nói: “Cha tôi đã tiết kiệm được 1.000 USD trong quỹ hưu trí mà ông đã cho tôi khi tôi chuyển đến Delhi. Tôi đã sống đạm bạc đến mức tôi nhớ rằng có những ngày tôi thậm chí không có một xu nào trong túi. Cả cuộc đời tôi, việc học hành của tôi đều được trang trải bằng các khoản vay, và kỳ thi công chức này cũng không ngoại lệ. Sự khác biệt duy nhất là bạn không muốn dừng lại”.
Trớ trêu thay, bất kỳ hương vị thành công nào cũng đi kèm với những thách thức khắc nghiệt. “Nếu bạn hoàn thành ngay cả một trong ba giai đoạn của kỳ thi công chức, bạn sẽ có được sự tự tin để bắt đầu lại mọi thứ, nhưng đồng thời bạn cũng tiếp tục rơi vào vòng xoáy nợ nần”.
Nhưng Singh vẫn là một trong những người may mắn.
Tuy nhiên, nhiều sinh viên khác và gia đình của họ vẫn tiếp tục nợ nần chồng chất vì giấc mơ bất khả thi của Ấn Độ. Nhiều ứng viên đã dành từ 5 đến 7 năm để ôn tập, trong khi thất nghiệp và không phát triển được các kỹ năng cho các nghề nghiệp khác. Một số người, giống như Reetika Bansal, vẫn kiên trì vì sức nặng của những giấc mơ mà họ nắm giữ và đơn giản là quá nặng để từ bỏ.
“Cha tôi đã hy sinh cho tôi rất nhiều, chính vì vậy tôi không thể từ bỏ”, thí sinh 28 tuổi nói.
Cũng giống như cha của Singh đã gửi tiền tiết kiệm cả đời, người cha đầy tham vọng của Reetika Bansal vẫn tiếp tục tài trợ cho việc huấn luyện cô thi bằng cách vay từ những người cho vay ‘không chính thức’, đơn giản bởi ông không sở hữu bất kỳ tài sản nào để thế chấp cho ngân hàng.
“Ngôi nhà cha tôi sống đã gần nửa thế kỷ nên không có dây điện, thậm chí không lắp máy nước nóng. Nếu tôi nghĩ về điều đó, tôi đã là một phụ nữ 28 tuổi mà vẫn chưa thể làm được gì cho cha vì tôi đã bị mắc kẹt trong hố đen của kỳ thi công chức”, Bansal nói.
Đối với một số người đã vượt ra khỏi vòng lặp vô tận của Rajendra Nagar, họ có thể thường không có cảm giác chiến thắng về thành tích.
Sharma đã giành được thứ hạng cao trong kỳ thi công chức của bang gần đây sau gần 7 năm thất bại. Anh nói: “Sau bao cố gắng tôi cũng đã làm được”.
“Nhưng rồi sẽ có một lúc con người nhận ra rằng họ chỉ là một bánh răng cưa khác trong bánh xe lớn. Khi chúng tôi bước vào Rajendra Nagar, gia đình và xã hội nói với chúng tôi rằng đây là quyết định quan trọng cả một đời. Vì vậy, chúng tôi đã tự huyễn hoặc mình vào việc chứng minh quan điểm đó trong suốt phần đời còn lại”.