Bãi rác Phượng Thành thuộc huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) rộng khoảng 3 ha, nằm giáp ranh giữa thôn Thạch Thành (xã Tùng Ảnh) và thôn Đông Xá (xã Hòa Lạc), đây là bãi tập kết và chôn lấp rác thải tự phát trước đây. Ảnh: Cẩm Kỳ. Tháng 7/2016, UBND huyện Đức Thọ đã xây dựng lò đốt rác có tổng vốn đầu tư 6 tỷ đồng, đến năm 2018 đưa vào vận hành, xử lý rác với công suất 24 tấn/ngày. Ảnh: Cẩm Kỳ. Tuy nhiên, sau khi dự án đi vào hoạt động đã gặp sự phản đối mạnh mẽ từ người dân vì rác được tập kết nằm đầu nguồn nước, mặt khác nơi đây chưa đủ khoảng cách theo quy chuẩn của Bộ Xây dựng về vị trí lò đốt (tối thiểu phải cách 500m). Ảnh: Cẩm Kỳ Do vậy, lò đốt chỉ vận hành được trong vòng một thời gian ngắn rồi dừng hoạt động cho đến nay. Ảnh: Cẩm Kỳ. Sau nhiều năm không hoạt động, hàng nghìn tấn rác "mắc kẹt", chất đống như núi bao quanh khuôn viên lò đốt. Ảnh: Cẩm Kỳ. Lượng rác ùn ứ nằm ngổn ngang, ruồi nhặng bu bám... Ảnh: Cẩm Kỳ. Trong khuôn viên lò đốt nước thải ra chảy ra một màu đen, bốc mùi hôi thối. Ảnh: Cẩm Kỳ. Việc đầu tư lò đốt tiền tỷ nhưng không hoạt động khiến hệ thống máy móc cùng nhiều hạng mục bị xuống cấp gây lãng phí. Ảnh: Cẩm Kỳ. Nhiều thiết bị máy móc tiền tỷ bị rỉ sét, hư hỏng nghiêm trọng. Ảnh: Cẩm Kỳ. Việc hàng nghìn tấn rác thải chậm được xử lý đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân 2 xã Hòa Lạc và Tùng Ảnh. Họ nhiều lần phản ánh đến cơ quan chức năng song địa phương vẫn chưa có phương án xử lý dứt điểm. Ảnh: Cẩm Kỳ. "Dù lò đốt ngừng hoạt động, nhưng thời gian qua, người dân khắp nơi vẫn mang rác đến đổ trộm tại đây khiến lượng rác ngày càng chất cao. Mùa nắng thì gió thổi mùi hôi thối nồng nặc, mùa mưa thì nước đen ngòm chảy từ bãi rác về dưới khu dân cư gây ô nhiễm nước ngầm”, anh Nguyễn Văn Hải (39 tuổi, trú tại xã Tùng Ảnh) cho hay. Theo lãnh đạo UBND xã Tùng Ảnh, địa bàn xã đang đối diện tình trạng rác thải bủa vây do lượng rác sinh hoạt thải ra lớn nhưng việc thu gom, vận chuyển đi xử lý có hạn nên rác tồn đọng, gây ô nhiễm môi trường. Sau khi lò đốt dừng hoạt động, lượng lớn rác thải đã được chuyển vào xử lý tại nhà máy ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), tuy nhiên đến nay vẫn chưa có đủ chi phí để xử lý hết. Ảnh: Cẩm Kỳ.