Chính trị

Miền núi Tiên Yên - 70 năm hùng tráng

Nguyễn Quý - Ngọc Anh 07/08/2024 08:00

70 năm trước, đúng 12 giờ trưa, ngày 8/8/1954, trước sự chứng kiến của hàng nghìn quần chúng nhân dân và Tổ giám sát Quốc tế đình chiến tại Tiên Yên, những đơn vị quân Pháp cuối cùng đã lặng lẽ cuốn cờ rút khỏi Tiên Yên.

film-and-theater-presentation.png

70 năm trước, đúng 12 giờ trưa, ngày 8/8/1954, trước sự chứng kiến của hàng nghìn quần chúng nhân dân và Tổ giám sát Quốc tế đình chiến tại Tiên Yên, những đơn vị quân Pháp cuối cùng đã lặng lẽ cuốn cờ rút khỏi Tiên Yên.

film-and-theater-presentation-1-.png

Khắp nơi trong khu vực huyện lỵ và các vùng lân cận, trên bến dưới thuyền, một rừng cờ biểu ngữ tung bay trong nắng thu. Những tiếng hoan hô, những lời chào mừng bộ đội về giải phóng cất lên không ngớt. Những giọt nước mắt vui sướng lăn trên gò má những đảng viên lão thành, những bà mẹ, những người vợ nhiều năm lăn lộn với phong trào cách mạng, gột rửa đi bao nỗi gian truân, vất vả và những chịu đựng, hy sinh mất mát không tiếc máu xương để làm nên chiến thắng.

don-cao-can-dinh-loan-a0456267708a689421de5ec612571c6e.jpg
Khu vực Đồn Cao có tòa nhà Pháp cổ mang đậm phong cách kiến trúc châu Âu những năm cuối thế kỷ trước (hiện do Đoàn Kinh tế Quốc phòng 327 quản lý). Ảnh: Đồn Cao - Cấn Đình Loan.

Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ (1946-1954) Tiên Yên hoàn toàn giải phóng. Ngày 8/8/1954 trở thành ngày có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với quân và dân các dân tộc huyện Tiên Yên, là mốc son đánh dấu bước ngoặt quan trọng ở vùng đất biên cương, ngã ba vùng Đông Bắc.

Ngay sau khi giải phóng, quân và dân huyện Tiên Yên đã tập trung trấn áp thổ phỉ, khôi phục và củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở; cán bộ tỏa xuống các thôn bản vận động nhân dân trở về bản cũ để ổn định nơi ăn ở, xây dựng đời sống mới ở địa phương.

dsc_7603-1-.jpg
Ông Nguyễn Văn Hồi, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi người Sán Chỉ ở vùng cao Đại Dực (huyện Tiên Yên). Ảnh: Nguyễn Quý

Dưới ngọn cờ của Đảng, trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân các dân tộc huyện Tiên Yên luôn là hậu phương vững chắc đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến. Đã có trên 1.700 thanh niên lên đường tham gia chiến đấu trên khắp các chiến trường, trong đó có 265 người đã anh dũng hy sinh được công nhận là liệt sĩ, 200 người để lại một phần xương máu nơi chiến trường được công nhận là thương binh, bệnh binh; chi viện hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm cho chiến trường miền Nam góp phần tô thắm những trang sử vẻ vang của quê hương, đất nước.

cau-tran-noi-doi-bo-song-tien-can-dinh-loan.jpg
Cầu tràn nối đôi bờ sông Tiên Yên. Ảnh: Cấn Đình Loan

Mới 14 năm trước, khi triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Tiên Yên là một trong những huyện có nhiều khó khăn, địa hình chia cắt, hạ tầng chưa đồng bộ, trình độ dân trí thấp với 4 xã và 18 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm 11,9%; thu nhập bình quân đầu người thấp với 18 triệu đồng/người/năm; toàn huyện Tiên Yên chỉ đạt 2/19 tiêu chí huyện Nông thôn mới. Nhận thức của một bộ phận người dân và cả cán bộ về xây dựng NTM còn mơ hồ, nặng về trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước.

film-and-theater-presentation-2-.png

Đến nay, Tiên Yên đã có bước phát triển vượt bậc, với kết cấu hạ tầng khang trang, đời sống nhân dân được nâng cao về mọi mặt, an ninh trật tự được đảm bảo, tỷ lệ người dân được khảo sát hài lòng về cuộc sống, về hệ thống chính trị đạt 99,86%.

z5705135676641_d6dc5931c8b58ca90c7d8534fb6e8da0.jpg
Đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, đoạn qua huyện Tiên Yên. Ảnh: Quang Hà

Diện mạo nông thôn của Tiên Yên đã đổi mới khang trang, sạch đẹp, theo hướng “Sản xuất phát triển - Diện mạo sạch đẹp - Cuộc sống sung túc - Thôn xóm văn minh - Quản lý dân chủ”. Năm 2019, Tiên Yên đã hoàn thành vượt kế hoạch trước một năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, trở thành huyện dân tộc, miền núi phía Bắc đầu tiên về đích NTM. Đưa 4 xã và 18 thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, trong đó đặc biệt là xã Hà Lâu vừa về đích NTM vừa thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn trước 1 năm.

Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 62 triệu đồng/năm, tăng 4,5 lần so với 10 năm trước. Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới của tỉnh) toàn huyện chỉ còn 0,2%.

z5705135524357_6f8b5b7de2db90130ff23fb75d07259d.jpg
Nguời dân Tiên Yên thu hoạch quế. Ảnh: Trần Tâm

Vinh dự, tự hào về những kết quả đạt được, nhưng không thỏa mãn, không say sưa với thành tích, huyện Tiên Yên lại bắt tay vào hành trình xây dựng Huyện nông thôn mới nâng cao, trên cơ sở bám sát các chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh. Mục tiêu trọng tâm là tiếp tục nâng cao nhận thức và sự chủ động tham gia của người dân; nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn; đưa đời sống người dân nông thôn ngày càng khá giả; môi trường sống tốt đẹp, dần được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền, gắn với thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

z5705135423185_1096af9a194ed03f7c3f5e04a15694c8.jpg
Bí thư Huyện ủy Tiên Yên Nguyễn Chí Thành trao quà cho các hộ dân trong Ngày hội Đại Đoàn Kết toàn dân tộc (tháng 11/2023). Ảnh: Nguyễn Quý

Trong giai đoạn này, Huyện đã xác định xây dựng nông thôn mới chuyển hướng từ “lượng” sang “chất”; người nông dân là chủ thể, trực tiếp thực hiện và được thụ hưởng; Nhà nước giữ vai trò định hướng, hỗ trợ; đầu tư của doanh nghiệp và các phong trào thi đua là động lực.

Nhiều phong trào thi đua thiết thực đã được triển khai rộng khắp như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Đường hoa, tranh tường, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp”; “Ngày chủ nhật xanh”; “Thắp sáng đường quê”; “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”; “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”... được nhân dân đồng tình ủng hộ làm thay đổi căn bản diện mạo, đời sống nông thôn.

dsc_7564-1-.jpg
Đời sống văn hóa được nâng cao, đời sống vật chất được đảm bảo, với người dân Tiên Yên, những ngôi làng trong mơ, đáng đến, đáng ở lại, đáng sống đang dần thành hiện thực. Ảnh: Nguyễn Quý.

Hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ, điện - đường - trường - trạm được đầu tư khang trang; thiết chế văn hóa được đầu tư đồng bộ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cho nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện năm 2023 đạt 76,92 triệu đồng/người/năm; riêng khu vực nông thôn đạt 74,02 triệu đồng/người, tăng 56 triệu đồng/người so với năm 2010 và tăng 23 triệu đồng/người so với năm 2019. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch toàn huyện đạt 82,3%, trong đó khu vực nông thôn đạt 78,8%. Hiện nay huyện không còn hộ nghèo, theo tiêu chí của Trung ương.

Với những kết quả, thành tích tiêu biểu đó, ngày 6/2/2024, huyện Tiên Yên đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, với 6/10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 4/10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao…

Trước yêu cầu phát triển mới, huyện Tiên Yên tiếp tục phấn đấu xây dựng huyện phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, đồng bộ 3 phương diện chủ yếu: Chính trị, kinh tế, văn hóa thống nhất và hài hòa; Phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, trong đó chú trọng thực hiện đột phá trong thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại; Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, chăm lo toàn diện đời sống nhân dân, nâng cao chỉ số hạnh phúc cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.

Ông Nguyễn Chí Thành, Bí thư Huyện ủy Tiên Yên

Có thể khẳng định, kết quả nổi bật của huyện Tiên Yên là một minh chứng sâu sắc của khối đại đoàn kết các dân tộc anh em trên địa bàn. Đó là sự quyết liệt, chung sức và đồng lòng, cố gắng phấn đấu và quyết tâm không ngừng nghỉ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cả hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện trong suốt hành trình 70 năm qua.

Nổi bật
    Tin mới nhất
    Miền núi Tiên Yên - 70 năm hùng tráng