Rời TPHCM về Hội An sống và sáng tạo nghệ thuật, nghệ sĩ Trần Quốc Dân đang tận hưởng và chia không gian cuộc đời cùng nhiều trải nghiệm thật sự thú vị với hai “nữ” thiên thần tuyệt vời là mẹ và vợ của anh.
1. Mẹ của nghệ sĩ Nguyễn Quốc Dân là người luôn vui vẻ, nhiều năng lượng và đôi khi, như anh kể, còn “tăng động”, luôn khiến căn nhà rộn ràng và thêm nhiều niềm vui. Trái ngược lại, vợ của anh là một cô gái thành thị rất dịu dàng, thùy mị luôn biết lắng nghe, thấu cảm những anh chia sẻ, đôi lúc đâu đó là những ý nghĩ điên rồ trong sáng tác nghệ thuật nhưng vợ anh đều đặt niềm tin vào anh và tin tưởng tuyệt đối.
“Với mỗi người đàn ông chúng tôi, người mẹ và người vợ trong cuộc đời đều là những người mang sứ mệnh cao cả cho cuộc đời này… và theo ý nghĩ giản đơn của mình họ là bật “quý nhân” luôn trong trạng thái duy trì, kiến tạo và gìn giữ giống loài”, nghệ sĩ Nguyễn Quốc Dân nói. “Với cá nhân tôi mẹ và vợ còn hơn thế. Trong tiến trình sáng tác sự ảnh hưởng của họ có tác động trực tiếp và nuôi dưỡng mạch cảm xúc rất “đời” để bản chất tính “con” và “người” mình được định hình rõ nét để bước tới có những suy nghĩ vượt khuôn mẫu. Họ cũng là nguồn cảm hứng giúp tôi phát họa trực quan thông qua sinh hoạt hàng ngày, đâu đó có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến “thế giới quan” của tôi trong tiến trình hình thành tác phẩm. Để từ đó chức năng gọi là “ý nghĩa” vượt lên tính thông thường của nó và kiến tạo nên “thế giới quan” đầy mới mẻ trong tôi”.
Thường ngày, nghệ sĩ Nguyễn Quốc Dân hay “nhìn lén” hai “người nữ” của mình trong sinh hoạt hằng ngày: “Nhìn lén để quan sát, đắm chìm và tận hưởng những đặc tính rất đời mà loài người chúng ta được quyền tận hưởng. Rồi đâu đó trong những khoảnh khắc khôn cùng tự các giác quan của tôi rung động và mạch sáng tác bắt đầu tuôn trào tự nhiên thế. Tôi luôn nâng niu với mỗi cung bậc xúc cảm của mình nên các tác phẩm trên cũng được thể hiện trên vùng đa chất liệu như sơn dầu, artcrylic hay điêu khắc đồng…x oay quanh đề tài về hai “người nữ”.
Với Quốc Dân, tất cả phụ nữ trên thế gian này đều đẹp đều có thể kết giao. Anh cũng luôn có cảm xúc với bất kể người phụ nữ nào mang một tâm hồn đẹp mà nếu dáng hình đẹp nữa thì với anh, quả là của trời ban.
“Nếu khi gặp một phụ nữ tôi chưa có cơ hội nói chuyện hay tiếp xúc trực tiếp thì điều ấn tượng với tôi nhất là họ “đẹp” hình thể, thần thái và sự cuốn hút từ cặp mắt biết nói với đôi môi vô cùng quyết rũ với hình ảnh đầy ấm áp từ các hành động như quan tâm đến người khác, làm thiện nguyện từ tâm, quan tâm đến các vấn đề xã hội và yêu thương chồng con và người thân vô bờ. Còn nếu khi được trò chuyện thân tình thì tâm hồn của họ mới mang lại sức mạnh trói buộc người đối diện như tôi và chỉ cần có vậy là đủ rồi”.
2. “Từ ngàn xưa vai trò của phụ nữ trong xã hội loài người được ấn phong là “nội tướng” trong một tế bào nhỏ được gọi là gia đình. Sự tác động, sức ảnh hưởng “quyền” của họ chỉ quanh quẩn đâu đó trong một không gian giới hạn nhất định”, nghệ sĩ Nguyễn Quốc Dân nhận định: “Với những năm đầu thế kỷ 20 xã hội mở toang cánh cửa “nữ quyền” hay là “quyền phu nữ” được các doanh nhân, học giả, các triết gia, nhà chính trị, nghệ sĩ… trên khắp thế giới quan tâm, chia sẻ với một xã hội tiến bộ về “nữ quyền” với sự trãi qua rất nhiều năm tranh đấu về “quyền bình đẳng giới” thì họ đã đấu tranh để hưởng thụ sự mở rộng vai trò và tầm ảnh hưởng của mình trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa… hay chính trị.
Riêng tôi nghĩ phụ nữ ở thế kỷ 21 sẽ trở lại trạng thái “Yêu sự tự do trong ràng buộc”. Nghĩa là phụ nữ có thể bay bổng với nhiều ước mơ hoài bảo của chính mình, khi mỏi cánh sẽ về đậu trên cái “tổ nhà mình” với gian bếp nhỏ xinh và một gia đình hạnh phúc ngập tràn yêu thương.
Sự hướng ngoại và độc lập có phần tự tôn của phụ nữ theo tôi chưa chắc đến từ cá nhân về “giới” mà là “giới” có sự tác động không nhỏ của phong trào “nữ quyền” trên toàn thế giới (ví dụ như ngày 8/3/1857 là ngày biểu tình đòi quyền bình đằng cho phụ nữ của nữ công nhân lao động ngành dệt may thành phố New York- Mỹ). Phụ nữ thật ra họ là những tâm hồn dễ vụn vỡ bởi xúc cảm nội tâm thánh thiện và về bản chất thì cá tính họ thể hiện có tính hướng nội hơn nhưng tác động dù lớn hay nhỏ cũng nằm ở ngoại cảnh của xã hội đương thời nên sự tự tôn trong “nữ quyền” càng lớn mà thôi”.
Theo nghệ sĩ Nguyễn Quốc Dân, sự phản kháng và hướng ngoại của phụ nữ thể hiện đều có lý do gốc rễ mang hơi thở lương thiện của nó, quan trọng là liệu họ có sớm nhận ra sự giới hạn với “quyền” của mình để được nắm bắt được giới hạn mà hạnh phúc mang lại cho mình hay không.
Tôi nghĩ “Hạnh phúc của phụ nữ hiện nay đôi lúc lại là cái bếp bé xinh ấm áp bên gia đình hơn là ngoại cảnh xã hội to đùng ngoài kia”.
3. Với nghệ sĩ Nguyễn Quốc Dân, đa phần phụ nữ bây giờ đều phù hợp với đời sống gia đình hiện tại của họ: “Bởi không riêng gì phụ nữ mà cánh mày râu cũng bị cuốn theo sự phát triển “tự do” của rật tự xã hội khốc liệt như hiện nay. Mỗi phụ nữ đều có góc nhìn sự “tụ do” phù hợp nhất định vào mỗi giai đoạn xã hội phát triển khác nhau nên để khẳng định trong thời đại này họ có phù hợp hay không là vô cùng khó cho các nhà xã hội học, tâm lý học không riêng gì cá nhân tôi.
Tất nhiên, với tất cả cánh đàn ông đều mong muốn phụ nữ luôn được yêu thương nhiều hơn thế nữa không riêng gì tôi.
Và làm thế nào ư? Đàn ông chúng ta cứ ngồi im và lắng nghe phụ nữ thổi vào tai ta những ước mơ và nguyện ước của quý bà và chúng ta tiếp tục “đi cày” để làm tròn sứ mệnh của đấng mày râu. Và khi phụ nữ được lắng nghe và đáp ứng sự lắng nghe đó, thì điều đó có nghĩa là nàng được sống trong sự yêu thương trọn vẹn”.