Nghệ thuật marketing bảo tàng

Minh Quân (ghi) 27/09/2016 10:35

Cục Di sản văn hóa (BộVHTT&DL) vừa tổ chức Hội thảo tập huấn quanh chủ đề “Truyền thông với Bảo tàng”. Tại đây ông Harold K.Skaramtad- Đại học Queenland (Australia) chia sẻ: Bảo tàng muốn thành công phải được kết nối với cộng đồng và phải biết lắng nghe.

Marketing Bảo tàng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thu hút khách đến tham quan. Ảnh minh họa.

Chiến lược và chiến thuật

Bảo tàng là cơ quan quan trọng xác định, ghi lại và duy trì nền văn minh. Không có bảo tàng, loài người khó mà hiểu được quá khứ, đối mặt với hiện tại, tiến tới tương lại. Đặc biệt là thưởng thức và học hỏi từ việc làm giàu trải nghiệm nghệ thuật, lịch sử, khoa học, tự nhiên và vạn vật.

Tuy nhiên, các bảo tàng ở trong một thị trường mà sự cạnh tranh gia tăng giữa các sự lựa chọn hình thức giải trí khác thì để thu hút khách cần đưa ra những giá trị và lợi ích khác biệt để đáp ứng nhu cầu của nhiều dạng khách tham quan khác nhau. Ở đó, maketing đóng vai trò đặc biệt trong việc hoàn thành sứ mệnh và mục tiêu của bảo tàng.

Mục tiêu lớn nhất của marketing trong bối cảnh bảo tàng là mở rộng tri thức và sự đánh giá về nghệ thuật, khoa học lịch sử và môi trường tới lượng khách tham quan. Các bảo tàng cần phải nhận thấy điều đó. Bởi, bảo tàng phải cung cấp giá trị để thu hút sự chú ý của nhiều dạng khách tham quan.

Các bảo tàng làm công việc maketing bởi họ cần thuyết phục họ về giá trị của mình. Với các công cụ sử dụng cho maketing, các bảo tàng tiến hành nghiên cứu để biết được họ cần gì, nhận thức ra sao, họ mong đợi gì từ những trải nghiệm từ bảo tàng.

Chiến lược và chiến thuật maketing sẽ sinh ra kế hoạch để đạt được mục tiêu của bảo tàng. Nghiên cứu về môi trường bên ngoài sẽ được thực hiện, bao gồm việc phân tích tính cạnh tranh, những nguy cơ, cơ hội. Đồng thời, nghiên cứu thuận lợi, khó khăn của tổ chức bảo tàng.

Phân loại thị trường và đặt mục tiêu sử dụng các kết quả phân tích đa dạng trên các mặt: địa lý, nhân khẩu học, tâm lý, hành vi. Các công cụ và chiến thuật được biết đến như maketing hỗn hợp đã được triển khai để thực hiện các mục tiêu chiến lược. Công việc này bao gồm xây dựng sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm có chất lượng, quảng cáo, quảng bá…

Khi đã xác định được các nhóm khách tham quan mục tiêu, bảo tàng phát triển và đưa ra các chương trình, dịch vụ tùy theo thứ tự ưu tiên của đội ngũ cán bộ chuyên môn bảo tàng và phù hợp với nhu cầu của họ.

“Định vị” khách tham quan

Hiện nay, các bảo tàng sử dụng nguyên tắc và công cụ marketing để tiếp cận tới các nhóm công chúng mục tiêu hơn là tiêu tốn các nguyền lực một cách tản mát, không hiệu quả. Ở đó, khi mở rộng và đạt được lượng khách quan đa dạng, các bảo tàng cần mở ra hàng loạt chương trình để thu hút nhiều dạng khách tham quan khác nhau.

Trong đó, phương tiện của việc mở rộng lượng khách tham quan của bảo tàng bao gồm việc tạo ra sản phẩm hấp dẫn đối với những mối quan tâm và sở thích khác nhau của họ. Người yêu thích nghệ thuật thì các hoạt động biểu diễn sẽ thu hút họ đến tham quan. Từ đó đó nếu bảo tàng có các chương trình đa ngành như khiêu vũ, âm nhạc có thể làm phong phú thêm cho các triển lãm hoặc các chương trình chuyên biệt.

Trên thế giới, các bảo tàng hiện nay đang thử nghiệm hàng loạt cách thức thu hút những người chưa từng tham quan bảo tàng. Một số bảo tàng tổ chức sự kiện kỷ niệm ngày lễ cho đối tượng gia đình hoặc hướng tới cộng đồng; sự kiện giới thiệu di sản cho các nhóm dân tộc; hội thảo giành cho gia đình… Các dạng chương trình dạng này đã chứng tỏ hiệu quả trong việc thu hút khách tham quan mới đến với bảo tàng.

Cũng có một số bảo tàng xây dựng các triển lãm, chương trình phản ánh các vấn đề đương đại như biến đổi khí hậu, kế hoạch xây dựng đô thị, sức khỏe… Với những cách thực này đã đạt được sự đa dạng các đối tượng khách tham quan và trở thành một mục tiêu ý nghĩa quan trọng giữa các bảo tàng, cũng như mở rộng các chương trình giáo dục cho trẻ em, thanh niên, người già…

Bên cạnh đó, hướng đi mà các bảo tàng là đang tiến tới đối thoại nhiều hơn, để khách tham quan tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của bảo tàng. Trải nghiệm bằng cách học hỏi, sau cùng, có thể dẫn đến việc tạo nên những cuộc đối thoại có cấu trúc giữa khách tham quan và các cán bộ bảo tàng. Điều này có thể tương tự như hình thức sắp xếp một vài diễn đàn mỗi ngày, mỗi giờ.

Trong các diễn đàn, khách tham quan có thể ngồi cùng nhau hay để đưa ra những ý tưởng, câu hỏi trải nghiệm bảo tàng của họ. Từ đó đưa ra những ý kiến về các vấn đề bảo tàng cũng như những sản phẩm của bảo tàng. Điều đó có thể bổ sung những giá trị cho trải nghiệm chuyến tham quan bảo tàng.

Ngày nay có nhiều bảo tàng tạo ra các phần trưng bày tương tác để khách tham quan cảm nhận rằng họ đang tham gia vào một câu chuyện hoặc vào chính trưng bày đó. Ngoài ra, một số bảo tàng còn gắn kết người nổi tiếng và các học giả vào hoạt động nâng cao hiểu quả của trưng bày.

Thậm chí, nhiều bảo tàng khoa học trên thế giới còn đi xa hơn trong việc cung cấp môi trường tự nhiên với những loài thực vật bản địa; các khu thủy sinh tạo môi trường thu hút các động vật bản địa. Các bảo tàng nghệ thuật thiết kế phòng trưng bày phản ánh đặc trưng nghệ thuật như một phương thức phản ánh tính nguyên bản của nghệ thuật và bối cảnh nghệ thuật…

Có thể thấy, các bảo tàng bổ sung giá trị cho cuộc sống của con người và cho những điều tốt đẹp của xã hội. Các bảo tàng được minh chứng trong một lập trường toàn diện hơn để tạo dựng khách tham quan cho mình. Công chúng, những người muốn làm phong phú cuộc sống bằng các trải nghiệm mang tính trí tuệ, thậm mỹ, tinh thần… họ sẽ tham quan bảo tàng.

Marketing và lập kế hoạch chiến lược là những con đường giúp xây dựng những giá trị to lớn hơn, các chương trình và dịch vụ mới hơn, những trải nghiệm duy nhất cho mục tiêu mở rộng công chúng và tăng nguồn thu.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nghệ thuật marketing bảo tàng