Văn hóa

Nhà thơ Lê Minh Quốc: Nghề báo đã nuôi tôi

VIỆT QUỲNH 02/07/2024 08:45

Nhà thơ Lê Minh Quốc vào đời từ lúc đôi mươi, bằng nghề báo. Từ đó, “nghề dạy nghề”, và anh trở thành nhà báo chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp ở đây là chỉ sống với nghề, chứ ngoài ra không có thêm thu nhập nào khác.

cd-nt-le-minh-quoc-va-tinh-hoa-viet.jpg
Nhà thơ Lê Minh Quốc tại khu vực trưng bày báo Đại Đoàn Kết ở Hội Báo toàn quốc 2024.

Theo nhà thơ Lê Minh Quốc, lợi thế của người sáng tác văn chương khi viết báo là họ… có nhiều chữ.

Khả năng sử dụng vốn từ phong phú, nhờ thế, cùng một vấn đề nhưng giữa nhà văn - nhà báo cùng tường thuật, trình bày, người đọc sẽ thấy trong đó đã có sự khác biệt dù cùng chuyển tải một thông tin. Ngược lại nghề báo cũng đã hỗ trợ cho nghề văn rất nhiều.

“Chỉ xin đơn cử một trường hợp tiêu biểu, có tính khái quát, nếu cụ Ngô Tất Tố chỉ “đóng cửa phòng văn hì hục viết”, không làm báo, không tham gia viết báo mỗi ngày rượt đuổi theo dòng tin thời sự, chắc chắn cụ sẽ không có kiệt tác "Tắt đèn".

Nói cách khác, "Tắt đèn" chính là vấn đề chính trị - xã hội của báo chí đã được tái hiện bằng hình thức văn chương. Nhìn rộng ra, nhiều nhà văn, thi sĩ lớn trên thế giới cũng từng là nhà báo đấy thôi và họ nổi tiếng còn vì biết sử dụng lợi thế khả năng về văn chương”.

Theo nhà thơ Lê Minh Quốc, lợi thế của người sáng tác văn chương khi viết báo là họ… có nhiều chữ. Khả năng sử dụng vốn từ phong phú, nhờ thế, cùng một vấn đề nhưng giữa nhà văn - nhà báo cùng tường thuật, trình bày, người đọc sẽ thấy trong đó đã có sự khác biệt dù cùng chuyển tải một thông tin. Ngược lại nghề báo cũng đã hỗ trợ cho nghề văn rất nhiều.

“Chỉ xin đơn cử một trường hợp tiêu biểu, có tính khái quát, nếu cụ Ngô Tất Tố chỉ “đóng cửa phòng văn hì hục viết”, không làm báo, không tham gia viết báo mỗi ngày rượt đuổi theo dòng tin thời sự, chắc chắn cụ sẽ không có kiệt tác "Tắt đèn".

Nói cách khác, "Tắt đèn" chính là vấn đề chính trị - xã hội của báo chí đã được tái hiện bằng hình thức văn chương. Nhìn rộng ra, nhiều nhà văn, thi sĩ lớn trên thế giới cũng từng là nhà báo đấy thôi và họ nổi tiếng còn vì biết sử dụng lợi thế khả năng về văn chương”.

Nhà thơ Lê Minh Quốc nhận thấy, khi đã là nhà báo, anh có thể tiếp xúc với nhiều giới, có nhiều mối quan hệ xã hội và bao giờ cũng sống trong tâm thế “săn tin” mỗi ngày. Mỗi ngày cần phải có thông tin mới.

“Từ đó, khiến mình phải năng động, chứ không thể làm biếng như ngồi trong phòng máy lạnh mà thu thập thông tin qua điện thoại. Sự đi nhiều chính là lợi thế để dung nạp thêm vốn sống. Bất kỳ nhà văn nào cũng cần chất liệu quý báu, chính là vốn sống, nói cách khác sống góp phần làm nên sức sống của tác phẩm.

Thế thì, khi thâm nhập thực tế, ngoài việc phải phản ánh nhanh cho kịp thời sự thì nhiều nhà báo còn biết lưu giữ, tích trữ lại các thông tin đó để chọn lọc đem vào trang văn của mình. Tôi cũng thực hiện như thế”.

Tuy nhiên, có một điều khó khăn, theo nhà thơ Lê Minh Quốc, vẫn là quỹ thời gian cần phải có cho văn chương. Nhiều người đã ý thức như vậy nhưng rồi họ không thực hiện được cũng bởi bị cuốn theo thời sự liên tục diễn ra. Kinh nghiệm của anh vẫn là tuân thủ nghiêm khắc theo “thời khóa biểu” mà anh đã đề ra, vì có như thế mới đi được đường dài và viết được những quyển sách “ra tấm ra món”.

Nhà thơ Lê Minh Quốc chia sẻ, mối quan tâm nhất của nhà báo chuyên nghiệp và bất kỳ ai cộng tác với báo chí chính là nhuận bút. Nếu không yêu nghề, chắc chắn họ đã bỏ nghề. “Có thực mới vực được đạo. Nhuận bút hiện nay quá thấp. Đã thế lại còn có quy định nghiệt ngã ở nhiều tòa soạn hiện nay, thí dụ, bài viết cho báo online, nếu không đạt "view" (số lượt xem) theo quy định thì xem như không được chấm nhuận bút.

Ở lĩnh vực văn hóa như giới thiệu sách, ra mắt sách, thông tin về sách, bàn về văn hóa đọc… có mấy ai quan tâm? Do đó, tôi biết nhiều phóng viên phải “lách” qua cách khác thì may ra mới có người xem, nguy hiểm nhất là họ phải buộc lòng viết những đề tài “câu khách” nhằm “câu view”/ “câu like” hết sức rẻ tiền, dù thực tâm họ cũng ngao ngán. Nhưng biết làm sao? Chẳng lẽ uống nước lã mà theo nghề?

Chỉ có thể trả lời, những người viết được như thế ở thế hệ trước, nay đã “rửa tay gác kiếm”. Còn ở nhà báo trẻ thì ít ai chịu đảm nhận công việc này, đơn giản cũng chỉ vì nhuận bút quá thấp. Trong khi đó, công việc giữ chuyên mục nhọc nhằn lắm, thí dụ phải tư duy đề tài và nuôi đề tài dài hơi.

Chẳng hạn, tôi giữ chuyên mục Lắt léo tiếng Việt (báo Tuổi Trẻ Cười), Sổ tay nhà văn (báo An Ninh thế giới giữa tháng, cuối tháng) ròng rã chừng 10 năm nay thì mỗi ngày phải tự ý thức tìm đề tài mới đã… thấy oải. Đã thế, đâu phải viết tùy hứng mà còn tuân thủ nghiêm ngặt thời gian nộp bài theo quy định của tòa soạn. Vậy, với mức nhuận bút hiện này, nhiều nhà báo trẻ dù yêu nghề cỡ nào thì họ cũng phải cân nhắc hoặc từ chối là thế.

Nhiều nhà văn nhà thơ hiện nay vẫn viết. Nhưng hầu hết chỉ viết trên trang Facebook cá nhân. Bởi như đã nói, nhuận bút hiện nay quá thấp, chẳng bõ bèn gì, vậy viết làm gì? Không phải suy luận, nhiều đồng nghiệp đã tâm tình với tôi như vậy. Tôi nghĩ họ nói thật, rất thật”.

Với nhà thơ Lê Minh Quốc, anh vẫn kiên nhẫn gắn bó với báo chí cho đến nay chỉ vì lý do duy nhất: anh được danh phận gì đó trong đời cũng chính từ nghề báo. “Vì thế, đối với tôi ngày 21/6 hằng năm luôn có ý nghĩa hết sức thiêng liêng. Nghề đã nuôi tôi. Tôi mang ơn nghề. Còn thở, tôi còn theo nghề”, anh tâm sự.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nhà thơ Lê Minh Quốc: Nghề báo đã nuôi tôi