Để đảm bảo công tác phòng chống lũ, đoạn từ ngõ 124 đến nút giao Xuân Diệu dự kiến sẽ xong trước 30/7. Đối với đoạn từ nút giao Xuân Diệu (gẫn chợ hoa Quảng Bá) đến nút giao Lạc Long Quân dự kiến sẽ xong trước 1/8 để đáp ứng công tác phòng chống lũ.
Dự kiến 1/8 sẽ hoàn thành việc đắp đê để chống lũ
Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư phải hoàn thành các hạng mục đê bê tông cốt thép và cửa khẩu qua đê Âu Cơ trước ngày 15/6/2023. Song, dù đã đã quá hạn chủ đầu tư vẫn chưa hoàn thành hạng mục nêu trên, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác phòng, chống thiên tai trong mùa mưa lũ 2023.
Theo đó, để bảo đảm an toàn tuyến đê, phục vụ chống lũ năm 2023, thực hiện đúng quy định pháp luật đê điều, phòng chống thiên tai, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương đắp hoàn trả toàn bộ phạm vi đã đào xẻ thân đê, có biện pháp bảo đảm an toàn chống lũ cho đê (đặc biệt là đoạn đê từ chợ hoa Quảng Bá đến ngõ 464 Âu Cơ - hiện trạng toàn bộ đoạn đê này đã bị hạ thấp cao trình chống lũ).
Theo ghi nhận của PV Báo Đại Đoàn Kết Online, đến nay, đối với đoạn 1, đoạn 2 đơn vị thi công xong hạng mục tường chắn đê bê tông cốt thép, các hạng mục công trình còn lại phải chờ để khớp nối với đoạn 3. Đối với đoạn 3, sau khi phải điều chỉnh thiết kế theo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được phê duyệt, Ban Quản lý dự án đã triển khai các thủ tục cấp phép thi công và được cấp phép tại quyết định số 4600/QĐ- UBND ngày 22/11/2022 trong đó có yêu cầu hạng mục đê bê tông cốt thép và cửa khẩu qua đê xong trước ngày 15/6/2023. Ngày 19/1/2023, Sở Giao thông vận tải cấp phép rào chắn và phân luồng giao thông để tổ chức thi công dự án.
Đại diện nhà thầu dự án cho biết, đoạn từ ngõ 124 đến nút giao Xuân Diệu (gần chợ hoa Quảng Bá): đã thi công cơ bản hoàn thiện tường chắn đê bê tông cốt thép khoảng 750/840md, đạt 90%; còn 90md đã thi công xong phần móng đang triển khai thi công.
Đoạn từ nút giao Xuân Diệu (gần chợ hoa Quảng Bá) đến nút giao Lạc Long Quân: đã thi công được khoảng 900/1600md tường chắn để bê tông cốt thép khoảng hơn 50%, trong đó thoàn thiện được 135/1600md và khoảng 760md đã thi công xong phần bệ móng, và 700md chưa thi công.
Trên cơ sở các chỉ đạo của chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội tại văn bản số 7335/VP-KTN ngày 30/6/2023 và văn bản số 1935/UBND-KTN ngày 27/6/2023 về việc thi công điều chỉnh kết cấu đê hữu Hồng đoạn từ nút giao khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân, nhà thầu thi công đã khẩn trương thực hiện các chỉ đạo của UBND TP cũng như của Ban Quản lý dự án.
"Chúng tôi đã dừng toàn bộ các hoạt động cắt xẻ (đào mới) đê từ ngày 15/6/2023. Thực hiện đắp hoàn trả toàn bộ phạm vi đê đã đào hạ cao trình chống lũ, đến đã đắp trả được khoảng 400/700md. Nhà thầu tiến hành đắp đến cao trình tối thiểu +14.5m (cao hơn mực nước lũ thiết kế +13.7 và mức báo động 3 là +11.5) và tiến hành phủ bạt chống thấm HPDE để bảo vệ phần đắp và tạo rãnh thoát nước trong phạm vi thi công tránh ảnh hưởng tới người dân. Dự kiến việc đắp hoàn trả sẽ hoàn thành trước 18/7.
Huy động thêm ván khuôn, máy móc, thiết bị, nhân công, thi công 3 ca liên tục để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các đốt tường chắn để bê tông cốt thép đang thi công dang dở: dự kiến đoạn từ Đoạn từ ngõ 124 đến nút giao Xuân Diệu (gần chợ hoa Quảng Bá) dự kiến sẽ xong trước 30/7 và đối với đoạn từ nút giao Xuân Diệu (gẫn chợ hoa Quảng Bá) đến nút giao Lạc Long Quân dự kiến sẽ xong trước 1/8 để đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ", Nhà thầu dự án này cho hay.
Hiện tại, nhà thầu cũng đã hoàn thiện phương án phòng, chống thiên tai của dự án trình Ban Quản lý dự án, hiện nay đang phối hợp với Ban QLDA lấy ý kiến UBND quận Tây Hồ (theo ý kiến của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố); sau khi UBND quận Tây Hồ có ý kiến, nhà thầu sẽ hoàn thiện hồ sơ phòng, chống thiên của dự án để trình Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố phê duyệt.
Cùng với việc hoàn thiện phương án phòng, chống thiên tai của dự án, nhà thầu thi công khắc phục các vị trí mặt đường Âu Cơ bị lún, nứt; gia cố hàng rào tôn và thường xuyên ứng trực tại công trường có phương án thoát nước hỗ móng để không đọng nước trong phạm vi thi công, đảm bảo vệ sinh môi trường và huy động các vật tư, thiết bị (máy móc, bao tải dứa, dự trữ đất...) theo phương châm 4 tại chỗ để sẵn sàng ứng phó khi cần thiết.
Vì sao dự án chậm tiến độ gây ảnh hưởng đến việc chống lũ?
Theo nhà thầu dự án cho hay, tuyến đường Âu Cơ là tuyến đường có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông rất lớn thuộc trục dẫn đoàn từ Sân Bay về trung tâm Thành phố và ngược lại. Quá trình cấp phép thi công Sở giao thông vận tải cùng liên ngành tiến hành nghiên cứu nhiều phương án trước khi cấp phép thi công, đến ngày 19/1/2022, Sở giao thông Vận tải mới chính thức cấp phép thi công toàn bộ dự án.
Bên cạnh đó, quá trình thi công dự án vừa phải phân luồng giao thông vừa phải tổ chức thi công nhiều mũi thi công trên phạm vi mặt bằng chật hẹp để đẩy nhanh tiến độ nên quá trình thi công gặp rất nhiều khó khăn.
Đặc biệt, hợp đồng thi công xây lắp các gói thầu là hợp đồng theo đơn giá cố định, dự án kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, đơn giá vật tư vật liệu tăng cao nên các nhà thầu gặp nhiều khó khăn trong việc huy động tài chính thực hiện dự án.
Mặt khác hạng mục tường chắn đê có vật liệu cừ chống thấm phải nhập khẩu thời gian đặt hàng và vận chuyển mất hơn 2 tháng, nhà thầu phải đợi quyết định cấp phép mới bắt đầu đặt hàng cừ chống thấm.
Dự án phải xử lý phát sinh nhiều công trình ngầm không có trong thiết kế ban đầu như hệ thống thoát nước thải D300 của nhà máy xử lý nước thải BT Phú Điền, hệ thống đường ống thông tin của bộ tư lệnh cảnh vệ hay quá trình xin cấp phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh mất hơn 2 tháng gây ảnh hướng rất lớn tới quá trình thi công.
Quá trình thi công, việc vận chuyển đất đào và chất thải rắn được các báo đài phản ánh có tình trạng vận chuyển không đúng nơi quy định nên đã phải tạm dừng để rà soát, chấn chỉnh đồng thời làm việc với các cơ quan chức năng để làm rõ gây gián đoạn quá trình thi công.