"Nhật ký" hành trình gần 1.000 hải lý mang nghĩa tình tới biển đảo Tây Nam

Đoàn Xá 25/09/2023 06:37

Từ năm 2016 đến nay TP HCM đã tổ chức 6 chuyến thăm tặng quà vùng biển Tây Nam với tổng số tiền trên 28 tỉ đồng.

Di chuyển liên tục trên biển 8 ngày với hải trình gần 1.000 hải lý, Đoàn công tác của lãnh đạo TP HCM phối hợp cùng Quân chủng Hải quân đã tới nhà giàn DK1/10 và nhiều đảo trên vùng biển Tây Nam để thăm hỏi, tặng quà, động viên các cán bộ chiến sĩ, người dân ngày đêm bám đảo, bám biển bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Đây là chuyến công tác thường niên được Thành uỷ, uỷ ban, HĐND, MTTQ cùng sở, ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân tổ chức những năm qua nhằm san sẻ những khó khăn, kết nối hơn nữa với quân dân nơi biên cương, hải đảo. Năm nay, đoàn công tác của TP HCM do bà Trần Kim Yến, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ VN TP HCM làm trưởng đoàn, đoàn công tác của Quân chủng Hải quân do Trung tướng Nguyễn Văn Bổng, Chính uỷ Quân chủng Hải quân làm trưởng đoàn.

Sáng ngày đầu tiên (15/9) hơn 200 đại biểu xuất phát từ Lữ đoàn 125 (phường Cát Lái, TP Thủ Đức, TP HCM) trong không khí vui tươi, hồ hởi. Tại đây, đoàn đã thành kính làm lễ dâng hương tại đài tưởng niệm đoàn tàu không số cùng những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong công cuộc giải phóng đất nước. Đoàn cũng ôn lại các chiến công hào hùng của những chuyến tàu không số để góp phần tạo lên con đường huyền thoại mang tên Bác, đường Hồ Chí Minh trên biển.
Sáng ngày thứ hai của cuộc hành trình, đoàn công tác đặt chân lên huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), thuộc Vùng 2 Hải quân. Huyện Côn Đảo là nhóm các hòn đảo nằm gần nhau, với đảo lớn nhất là Côn Đảo. Đây là hòn đảo có lịch sử lâu đời, gắn với nhiều sự kiện lớn trong lịch sử hàng trăm năm của đất nước. Điều đặc biệt, từng có một giai đoạn sau giải phóng, Côn Đảo là một huyện của TP HCM.
Tiếp đó, đoàn công tới thăm Trạm ra đa trên núi Thánh Giá ở Côn Đảo, cao hơn 500 mét so với mực nước biển. Đây cũng là một trong những địa điểm cao nhất vùng biển Tây Nam nằm ở huyện Côn Đảo.
Ngày tiếp theo, đoàn công tác tới thăm đảo Hòn Khoai thuộc địa bàn xã Tân An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là hòn đảo không có hộ dân sinh sống, chỉ có các lực lượng quân đội, kiểm lâm, cán bộ của trạm hải đăng… làm nhiệm vụ công tác. Đảo Hòn Khoai nằm cách đất liền khoảng hơn 10 cây số, gắn liền với cuộc khởi nghĩa chống Pháp của thầy giáo, nhà báo Phan Ngọc Hiển năm 1940.
Cán bộ chiến sĩ trên nhà giàn vẫn khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo.
Hình ảnh thành viên đoàn công tác lên nhà giàn DK1/10.
Ngoài công tác theo nhiệm vụ được giao, các cán bộ chiến sĩ nhà giàn còn dành thời gian canh tác trồng rau cải thiện đời sống hàng ngày. Đặc biệt, các cán bộ chiến sĩ trên nhà giàn DK1/10 thời gian qua cũng cung cấp cho ngư dân đánh bắt ở khu vực này một số nước ngọt, thuốc men, rau và vật dụng cần thiết khi các ngư dân có nhu cầu, nhằm thắt chặt hơn nữa tình cảm quân dân trên biển.
Chiến sĩ vào tận nhà đưa em nhỏ tới lớp học tình thương trên đảo Hòn Chuối.
Vận chuyển quà bằng cáp treo lên đảo Hòn Chuối.
Tiếp đó, đoàn công tác tới thăm đảo Thổ Chu thuộc địa giới hành chính xã Thổ Châu, TP Phú Quốc (Kiên Giang). Đây là nhóm gần 10 hòn đảo nằm cách TP Phú Quốc khoảng 100 cây số, là phần lãnh thổ cực Nam của Tổ quốc. Đảo Thổ Chu có khoảng 500 hộ dân sinh sống, chủ yếu bằng nghề đi biển, nuôi cá lồng bè và buôn bán, du lịch. Tại đây, đoàn tham gia nhiều hoạt động trên đảo như viếng Đền thờ Bác Hồ, thăm trạm ra đa, đồn biên phòng, trường học và biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân trên đảo cũng như tặng quà, tài trợ xây dựng các công trình tiện ích…
Tại đảo Thổ Chu, đoàn công tác tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa với quân dân trên đảo như viếng Đền thờ Bác Hồ, thăm trạm ra đa, đồn biên phòng, tặng quà người dân, biểu diễn ca múa nhạc cho người dân, trẻ em trên đảo thưởng thức. Đoàn nhận được sự hỏi han ân cần, vui mừng của nhiều người dân trên đảo.
Sau đó, đoàn công tác tới thăm đảo Nam Du thuộc địa bàn hành chính xã An Sơn (huyện Kiên Hải, Kiên Giang). Tại đây, đoàn công tác tới thăm tặng quà ở Trạm ra đa 600 cao hơn 300 mét so với mực nước biển.
Ngày tiếp theo, đoàn công tác đặt chân lên đảo Hòn Đốc thuộc địa bàn xã Tiên Hải (TP Hà Tiên, Kiên Giang). Đảo Hòn Đốc còn có tên gọi khác là Hòn Tre Lớn hay đảo Hải Tặc, có nhiều cư dân sinh sống lâu đời bằng nghề đi biển, nuôi cá lồng bè và du lịch, dịch vụ. .
Bà Trần Kim Yến chia sẻ về chuyến hải trình của đoàn công tác TP HCM.Phát biểu cảm tưởng tại đây, bà Trần Kim Yến, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ VN TP HCM tổng kết, TPHCM bắt đầu tổ chức các đoàn tới thăm, tặng quà, động viên quân dân vùng biển Tây Nam từ năm 2016. Trong đó chuyến thăm đầu tiên có 60 đại biểu. Tới nay, thành phố đã tổ chức được 6 chuyến thăm với hơn 600 đại biểu tham gia.
TPHCM đã tổ chức nhiều chuyến thăm, tặng quà để gắn kết tình quân dân trên vùng biển Tây Nam.

Tiếp đó ngày 20/9, đoàn công tác tới thăm Bộ tư lệnh Vùng 5 Hải quân trên TP Phú Quốc, Kiên Giang, điểm đến cuối trong hành trình công tác.

Chuẩn Đô đốc Nguyễn Duy Tỷ cũng đánh giá cao những chuyến thăm, tặng quà của đoàn cán bộ TP HCM tới các đảo, nhà giàn ở khu vực Vùng 5 quản lý. .

Đoàn đại biểu TP HCM tặng quà cán bộ chiến sĩ trên đảo Phú Quốc.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    "Nhật ký" hành trình gần 1.000 hải lý mang nghĩa tình tới biển đảo Tây Nam